3G có thể là 'cái bẫy' với nhà mạng


Dù là doanh nghiệp mới tham gia thị trường, nhà khai thác di động thứ sáu - Hanoi Telecom vẫn dốc 3.000 tỷ đồng để chạy đua với các đại gia lớn trong việc triển khai mạng 3G.

Hanoi Telecom cho biết sẽ cung cấp dịch vụ 3G vào tháng 5/2010, tức là sau 9 tháng kể từ ngày được cấp phép với tổng vốn đầu tư cho mạng lưới trong 3 năm đầu tiên lên tới gần 3.000 tỷ đồng. Giấy phép 3G của Hanoi Telecom được dùng chung với mạng di động thứ năm EVN Telecom và được Bộ Thông tin và Truyền thông công bố trúng tuyển hôm 11/8.
Thứ trưởng Lê Nam Thắng cho rằng, việc Liên danh EVN Telecom - Hanoi Telecom trúng tuyển 3G thể hiện được quyết tâm của doanh nghiệp trong việc triển khai mạng lưới. Tuy nhiên, ông Thắng cũng lưu ý các doanh nghiệp về thời hạn triển khai giấy phép và những cam kết trong hồ sơ thi tuyển. Điều này có nghĩa, nếu các hãng viễn thông không triển khai 3G theo đúng thời gian quy định có thể sẽ bị phạt với số tiền đặt cọc rất lớn.
Chủ tịch Hội đồng Quản trị Hanoi Telecom - Phạm Ngọc Lãng cho biết, việc trúng tuyển 3G là điều vui mừng nhưng đi kèm với đó cũng là những lo lắng bởi nếu không cẩn thận “sẽ là cái bẫy”. Do vậy, hãng viễn thông này đề xuất, Bộ Thông tin và Truyền xem xét các chính sách ưu đãi với doanh nghiệp, có thể là đề xuất cơ quan chức năng được giảm thuế nhập khẩu đối với các thiết bị đầu cuối.
Tổng số tiền đặt cọc của 4 thí sinh trúng tuyển 3G là Viettel, MobiFone, VinaPhone và Liên minh Hanoi Telecom - EVN Telecom lên tới 8.100 tỷ đồng. Trong đó, Viettel chiếm tới 4.500 tỷ đồng, còn lại thuộc về các doanh nghiệp khác. Mối lo đầu tiên đối với nhà mạng là đơn vị nào không làm đúng cam kết sẽ bị phạt một khoản khá lớn từ số tiền đặt cọc.
Tổng giám đốc Viettel - Hoàng Anh Xuân từng tâm sự: "Thời gian đầu thì chúng tôi rất háo hức với giấy phép 3G. Nhưng sau này khi đi khảo sát tìm hiểu việc triển khai 3G ở các nơi thì bắt đầu lo với việc được cấp giấy phép 3G. Không cảnh giác thì 3G là một cái bẫy, có thể làm mình sập tiệm không chừng".
VinaPhone cũng cam kết cung cấp 3G chỉ sau một tháng kể từ ngày giấy phép có hiệu lực. Thời gian còn lại không nhiều mà nguồn tin từ doanh nghiệp này lại cho biết họ đang gặp khó khăn trong quá trình đấu thầu thiết bị 3G. Như vậy, nếu đến tháng 10 tới, hãng không triển khai 3G theo đúng cam kết họ sẽ có khả năng bị phạt một số tiền khá lớn.
Trên thực tế, đối với dịch vụ 3G, ngoài việc nhà mạng cung cấp dịch vụ, khách hàng muốn sử dụng cũng cần phải có máy di động 3G mà máy này đắt tiền và hiện chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong số người dùng di động ở Việt Nam. Cũng chính vì thế, việc thu được những khoản doanh thu lớn từ dịch vụ 3G để bù đắp cho khoản đầu tư ồ ạt ban đầu là một bài toán khó. Đặc biệt, đối với những đơn vị cam kết phủ sóng 3G tại vùng nông thôn với tỷ lệ rất lớn trong khi tại khu vực này, máy di động hỗ trợ 3G gần như không tồn tại.
Hồng Anh

Phát triển công nghệ cao:Dò dẫm đến bao giờ ?


(HNM) - Theo đánh giá của các nhà khoa học, cơ cấu nguồn nhân lực khoa học, công nghệ (KHCN) của nước ta, trong đó có công nghệ cao (CNC) còn nhiều bất hợp lý. Việt Nam chưa sở hữu hay làm chủ được bất kỳ công nghệ nguồn, công nghệ cốt lõi nào thuộc lĩnh vực CNC mà chỉ làm chủ được một vài công đoạn hay yếu tố CNC nào đó mang tính chuyên ngành...

51% doanh nghiệp có công nghệ lạc hậu
Hiện Việt Nam xác định một số mũi nhọn CNC gồm: công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới... Tuy nhiên, qua khảo sát 630 doanh nghiệp (DN) trong, ngoài nước đang sản xuất, kinh doanh tại 12 khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn TP Hồ Chí Minh thì có đến 51% DN có trình độ công nghệ lạc hậu. Ngoài ra, tỉ lệ xuất khẩu hàng CNC của Việt Nam chỉ chiếm 7% tổng lượng hàng xuất khẩu, trong khi con số này của Thái Lan là 30%, Trung Quốc là 27%, Xin-ga-po 57%. Trong các nước ASEAN, nhóm ngành CNC của Việt Nam chỉ chiếm 21% tổng sản phẩm sản xuất, con số này của Thái Lan gấp chúng ta 1,5 lần; Ma-lai-xi-a gấp 2,5 lần, Xin-ga-po gấp 3,5 lần. Xếp hạng năng lực công nghệ, Việt Nam đứng gần cuối bảng trong khu vực châu Á, thua Thái Lan 49 bậc, Ma-lai-xi-a 65 bậc và Xin-ga-po 81 bậc... Rõ ràng, con đường tiếp cận và phát triển CNC ở nước ta còn rất gian nan.
Không khó để thấy rằng, chỉ có con đường đầu tư lâu dài cho KHCN thì một ngành hay một DN mới có thể tạo ra sản phẩm CNC. Điển hình cho câu chuyện này là mô hình phát triển của Xí nghiệp Cơ khí (XNCK) Quang Trung (Ninh Bình). Đây là DN hàng đầu cả nước về chuyên ngành chế tạo thiết bị nâng hạ và hiện đang làm chủ công nghệ chế tạo cổng trục có sức nâng 450 tấn cho Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam phục vụ đóng tàu có tải trọng lớn.
Ông Nguyễn Tăng Cường, Giám đốc XNCK Quang Trung cho biết: Với phương châm KHCN là then chốt, ngay từ năm 1992, xí nghiệp đã tập trung nghiên cứu công nghệ và đến nay đã trực tiếp nghiên cứu hàng chục đề tài khoa học cấp Nhà nước, cấp bộ... Riêng giai đoạn 2007-2009, XNCK Quang Trung đã tập trung mạnh vào nghiên cứu đúc chân vịt tàu biển 6.000-7.000 tấn, cần cẩu bánh xích 100 tấn, cẩu chân đế 180 tấn mà khi hoàn thành sẽ rất hữu ích cho nền kinh tế cũng như phục vụ nhu cầu của nền an ninh, quốc phòng...
Đâu là "chìa khóa" thành công?
Mô hình chung dễ nhận thấy đối với các DN thành công trong phát triển sản phẩm CNC là họ đặc biệt chú trọng thành lập các trung tâm nghiên cứu (TTNC) như một bộ phận không thể tách rời của DN. Ví dụ: Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng đã xây dựng TTNC rộng 800m2 để những người giỏi nhất thay phiên nhau làm việc tại đây nhằm nghiên cứu để đưa ra các sản phẩm mới đạt tiêu chuẩn quốc tế. Hay như Tổng Công ty Viễn thông quân đội (Viettel) là DN "đi sau" về viễn thông tại Việt Nam nhưng rất thành công trong mấy năm gần đây cũng tích cực lập TTNC và phát triển với mục tiêu nghiên cứu, đề xuất và thử nghiệm các dịch vụ và công nghệ mới. Viettel cũng sẽ dành khoảng 2% doanh thu cho nghiên cứu, phát triển công nghệ...
Những DN trên đây hẳn phải thấm thía với bài toán nếu không cạnh tranh bằng trí tuệ, công nghệ thì sẽ nhanh chóng thất bại trên thị trường, nên mới "đi" bằng cách mà tất cả các tập đoàn công nghiệp lớn trên thế giới đều trải qua. Cách làm như vậy đã rõ và lúc này đòi hỏi những chính sách hỗ trợ từ phía Nhà nước, đặc biệt là sớm đưa Luật CNC vào cuộc sống.
Ông Lê Đăng Dũng, Phó Tổng giám đốc Viettel cho rằng, để DN Việt Nam tiếp cận được CNC, Nhà nước cần ban hành và cụ thể hóa các chính sách về CNC. Ví dụ: bỏ việc đăng ký và cấp "Giấy phép tự động" cho hàng tiêu dùng của Bộ Công thương, đặc biệt với hàng CNC là các thiết bị viễn thông thế hệ mới... do tính hiệu lực không cao của loại giấy phép này, gây thiệt hại cho DN vì chi phí lưu kho bãi, chậm đưa hàng vào sản xuất, kinh doanh. Ngoài ra, Nhà nước cần dành ngân sách và áp dụng cơ chế tài chính đặc thù cho các nhiệm vụ, dự án về CNC, nhập khẩu CNC có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế, xã hội.
Ông Nguyễn Văn Lạng, Thứ trưởng Bộ KHCN kiêm Trưởng ban quản lý Khu CNC Hòa Lạc cho biết: Sắp tới, Bộ sẽ trình Chính phủ nghị định hướng dẫn thi hành Luật CNC, kèm theo đó là một loạt các nghị định về tài chính, đầu tư mạo hiểm, quỹ phát triển KHCN, vấn đề bản quyền, sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu hàng hóa, nhãn mác... Sắp tới, việc hình thành các viện nghiên cứu trong khu CNC sẽ tạo thêm nhiều ưu đãi hỗ trợ phát triển các DN CNC.
Doanh nghiệp sẽ chỉ thực sự phát triển bền vững nếu đầu tư cho KHCN. Nhưng sự thực, điều này vẫn khá xa lạ đối với cộng đồng DN Việt Nam.
ĐAN NHIỄM

Viettel mở màn đăng ký lại thông tin cho thuê bao trả trước


Từ ngày 17/9, Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) bắt đầu thực hiện việc đăng ký lại thông tin cho các thuê bao điện thoại di động trả trước.


Đối tượng buộc phải đăng ký lại thông tin là các khách hàng sở hữu trên 03 thuê bao di động trả trước kích hoạt trước ngày 10/8/2009.
Đại diện Viettel Telecom cho biết, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mọi khách hàng trong quá trình đăng ký lại thông tin, công ty đã chuẩn bị sẵn sàng về nhân lực và hệ thống tại gần 100.000 điểm đăng ký thông tin là các đại lý, điểm bán, cửa hàng trực tiếp được ủy quyền. Theo đó, Viettel Telecom có thể đảm bảo hoàn thành việc đăng ký lại thông tin đúng theo thời hạn được Bộ Thông tin và Truyền thông quy định là trước ngày 31/12/2009.
Để đăng ký lại thông tin, khách hàng chỉ cần mang theo Chứng minh thư (có thể là Chứng minh nhân dân, Chứng minh quân đội hay Chứng minh công an) hoặc hộ chiếu cùng thẻ sim cần đăng ký thông tin.
Nhà mạng này cũng cho biết, nhằm đảm bảo quyền lợi cho khách hàng, công ty sẽ cho phép thực hiện hoạt động chuyển nhượng cho các cá nhân khác hoặc chuyển tiền sang tài khoản gốc của một trong 03 thuê bao khách hàng đăng ký giữ lại. Tuy nhiên, Viettel Telecom sẽ chỉ áp dụng phương pháp này đối với các thuê bao đang hoạt động hai chiều và đã có thời gian hoạt động trên 6 tháng.
Theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông, nếu sau ngày 31/12/2009 các khách hàng đã đăng ký thông tin thuê bao, kích hoạt trước ngày 10/8/2009 và đang sử dụng nhiều hơn 03 thuê bao di động trả trước chưa thực hiện đăng ký lại thông tin sẽ bị chấm dứt hoạt động. Vì vậy, các thuê bao này muốn sử dụng lại dịch vụ phải làm thủ tục như đối với thuê bao mới.
Nhằm đảm bảo việc thực hiện được tốt, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết thanh tra bộ và các Sở Thông tin và Truyền thông địa phương sẽ tiến hành kiểm tra trên toàn quốc.
Như vậy, Viettel Telecom là mạng đầu tiên triển khai việc đăng ký lại thông tin. Một số nhà cung cấp khác cũng cho hay đang tiến hành ra soát lại hệ thống và chuẩn bị các thủ tục cần thiết để tiến hành đăng ký lại thông tin cho khách hàng của mình.

3G để làm gì ?


Tại lễ trao giấy phép 3G vào giữa tháng 8 vừa qua, Thiếu tướng Hoàng Anh Xuân - TGĐ Viettel đã phát biểu với đại ý rằng giấy phép 3G là điều kiện quan trọng để các mạng di động phát triển, nhưng nếu không tỉnh táo, nó sẽ là "cái bẫy" hết sức nguy hiểm cho DN trong quá trình đầu tư và kinh doanh !

Theo cam kết trong hồ sơ thi tuyển, các mạng di động được cấp phép sẽ đầu tư tối thiểu là 33.822 tỷ đồng (khoảng 2 tỷ USD) cho việc triển khai 3G trong vòng 3 năm đầu tiên. Ngoài ra, các mạng cũng phải đặt cọc cho Bộ TT-TT để triển khai dịch vụ này (trong 15 năm), với tổng số tiền 8.100 tỷ đồng (riêng Viettel đã đặt cọc 4.500 tỷ đồng, gấp 3 lần số tiền đặt cọc của VinaPhone và MobiFone). Như vậy với suất đầu tư rất lớn, nếu các mạng di động triển khai và kinh doanh không hiệu quả, thì đó thực sự là "cái bẫy" có thể làm suy yếu về nguồn lực tài chính của bất kỳ mạng nào ! Tuy nhiên một điều mà ai cũng có thể dễ dàng nhìn thấy, hiện VN đang dùng công nghệ 2G và 2,5G, việc tiến lên 3G là tất yếu: đó là xu hướng phát triển công nghệ của thế giới, mà bất kỳ mạng di động nào cũng không thể không theo.
Có một điều cần lưu ý rằng: Mặc dù có những đánh giá rất lạc quan, nhưng các Cty nghiên cứu thị trường cũng chỉ đưa ra con số 5 triệu thuê bao 3G ở VN vào cuối năm 2010, nếu các mạng thực hiện đúng cam kết cung ứng dịch vụ này. Sở dĩ có điều đó là vì theo các nghiên cứu thị trường khác nhau, thông thường chỉ có 5-7% người sử dụng điện thoại di động có nhu cầu sử dụng dịch vụ 3G. Tuy nhiên con số này lại phụ thuộc vào điều kiện kinh tế và mức độ chi tiêu của người dân. Ngoài ra, đa phần người sử dụng di động hiện nay, việc nghe - gọi, nhắn tin là chủ yếu. Thêm nữa có thể để nghe nhạc, trò chơi giải trí; cao hơn là để đọc thư điện tử hoặc xem báo trực tuyến. Đó đều là những dịch vụ hiện chạy trên nền 2G và với đa số người dân như vậy là đủ. Vậy các mạng di động tập trung đầu tư cho 3G để làm gì ? Lãnh đạo các mạng đều khẳng định: Làm 3G để giải bài toán quá tải trên mạng 2G ! Nghĩa là hiện nay băng tần và dung lượng mạng 2G đã quá "chật chội", nếu phát triển 3G, dung lượng mạng lưới sẽ lớn hơn rất nhiều, trong trường hợp 2G quá tải, thì các mạng sẽ "chia luồng" để các dịch vụ 2G được chạy trên nền 3G... Như vậy, khi chưa có các dịch vụ 3G giá rẻ và hấp dẫn người dùng, thì 3G chính là "chìa khóa" để các mạng di động giảm thiểu việc quá tải, nghẽn mạng, rớt sóng như hiện nay. Nói cách khác, những dịch vụ truyền thống hiện nay sẽ được cung ứng tốt hơn khi có 3G. Đó chính là điều mà các mạng di động không "nói ra" nhưng đều đang nhắm tới.
Thái Duy

Chốt thuê bao sở hữu hơn 3 sim trả trước


TPO - Từ 17/9, công ty Viễn thông Viettel tiếp nhận việc đăng ký lại thông tin thuê bao đối với các khách hàng đang sở hữu hơn 3 số thuê bao trả trước (kích hoạt trước ngày 10/8/2009) của Viettel.

Theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông, sau ngày 31/12/2009 tất cả khách hàng đã đăng ký thông tin thuê bao, kích hoạt trước ngày 10/8/2009 và đang sử dụng nhiều hơn 3 thuê bao di động trả trước chưa thực hiện đăng ký lại thông tin sẽ bị chấm dứt hoạt động. Các thuê bao này muốn sử dụng lại dịch vụ phải làm thủ tục như đối với thuê bao mới. Theo đó, khách hàng chỉ cần đến các cửa hàng trực tiếp, các đại lý điểm bán được ủy quyền của Viettel để làm thủ tục đăng ký lại thông tin thuê bao. Các giấy tờ cần thiết khi đi đăng ký thông tin đối với cá nhân Việt Nam gồm: Chứng minh thư hoặc hộ chiếu và thẻ sim cần đăng ký thông tin. Đối với cá nhân người nước ngoài, cần xuất trình hộ chiếu còn thời hạn ít nhất 6 tháng và thẻ sim đang sử dụng. Để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng những thuê bao nằm ngoài 3 thuê bao mà khách hàng đăng ký giữ lại Viettel sẽ cho phép chuyển nhượng cho các cá nhân khác hoặc khách hàng có thể chuyển tiền (trong tài khoản gốc) sang tài khoản gốc của một trong 3 thuê bao khách hàng đăng ký giữ lại bằng dịch vụ I-share của Viettel (chỉ áp dụng đối với trong trường hợp thuê bao đó đang hoạt động 2 chiều và hoạt động trên 6 tháng). Tuy nhiên việc chuyển tiền chỉ áp dụng chuyển với tài khoản gốc còn tài khoản khuyến mại và ngày sử dụng không được phép chuyển đổi. Từ ngày 15/9 – 30/9, Công ty Viễn thông Viettel tổ chức chương trình Chăm sóc khách hàng mang tên “Con số may mắn” dành cho thuê bao di động trả trước và trả sau với tổng trị giá giải thưởng lên tới trên 4 tỷ đồng. Theo đó, tất cả các thuê bao di động trả trước (trừ gói cước Tourist Sim) và toàn bộ thuê bao trả sau có tổng tiêu dùng (bao gồm cả thoại và nhắn tin) hàng ngày trên 10.000 đồng sẽ được tham gia chương trình bốc thăm diễn ra vào ngày kế tiếp với 1.500 giải thưởng, trị giá gần 280 triệu đồng mỗi ngày. Viettel sẽ tổ chức bốc thăm và công bố mã số trúng thưởng vào 16 giờ hàng ngày, liên tục tất cả các ngày từ 16/9 đến 1/10/2009. Khách hàng có mã dự thưởng với cả 5 chữ số cuối cùng trùng với mã trúng thưởng sẽ được trao giải Nhất (trị giá 5.000.000đ/giải), 4 chữ số cuối trùng với 4 chữ số cuối của mã trúng thưởng sẽ được giải Nhì (trị giá 500.000đ/giải), 3 chữ số cuối trùng với 3 chữ số cuối của mã dự thưởng sẽ đạt giải Ba (trị giá 100.000đ/giải). Để kiểm tra mức tiêu dùng của ngày hôm trước, khách hàng nhắn tin theo cú pháp TD rồi gửi 185; Để kiểm tra mức tiêu dùng của ngày bất kỳ trong thời gian khuyến mại, khách hàng soạn tin theo cú pháp TD ngay/thang/nam gửi 185.

Sim rác lại tràn ngập


Thay vì tìm cách chống nạn thuê bao ảo hay còn gọi là sim "rác" (loại sim khuyến mãi dùng thay cho thẻ nạp tiền), các mạng di động lại chấp nhận "chung sống với lũ".

Trong 6 tháng đầu năm 2009, Viettel "lập kỷ lục" về phát triển sim "rác" với việc bán bình quân 7 sim di động khuyến mãi mới phát triển được một thuê bao thực. Còn theo nguồn tin từ MobiFone thì mạng này bán khoảng 3 sim khuyến mãi thì được một thuê bao thực.
Cách đây 2 tháng, để giảm bớt nạn sim "rác", 3 mạng di động lớn là Viettel, MobiFone, VinaPhone đã đồng loạt giảm cước rất mạnh kể từ tháng 6-2009. Đi kèm với đó là giảm khuyến mãi cho sim trả trước mới kích hoạt từ tháng 7-2009. Với việc giảm khuyến mãi cho sim trả trước, lượng phát triển thuê bao ảo của các mạng di động lớn cũng giảm xuống.
Tuy nhiên, với sự xuất hiện của Beeline hồi đầu tháng 7 - mạng di động cho gọi nội mạng gần như miễn phí (sau phút đầu tiên) với gói cước Big Zero - thị trường di động lại thay đổi. Kể từ 1-8-2009, cả 3 mạng di động lớn đều đồng loạt tăng rất mạnh khuyến mãi cho sim trả trước lên hơn 20%.
Bộ kit trả trước mệnh giá 65.000 đồng (kit phổ biến nhất) được tăng tài khoản từ 100.000 đồng lên 120.000 đồng (MobiFone và Viettel). Với VinaPhone, tài khoản vẫn là 105.000 đồng nhưng được miễn phí 20 phút gọi và 50 SMS nội mạng (tài khoản tương đương gần 150.000 đồng).
Với kiểu khuyến mãi này, số sim trả trước được bán ra (kích hoạt mới) của các mạng tăng rất mạnh. Viettel là 80.000 sim/ngày (tăng 20.000 bộ), MobiFone 70.000 sim/ngày (tăng 20.000 bộ), VinaPhone 40.000 sim/ngày... Tuy nhiên, đi kèm với việc tăng mạnh lượng sim trả trước cắt 2 chiều trong ngày cũng tăng mạnh. Ở MobiFone, ngày cao điểm, số lượng sim cắt 2 chiều bằng tới 80% số lượng sim phát triển mới, trước đó, con số này tại MobiFone chỉ dao động từ 40-60%.
Theo số liệu về thuê bao đăng ký còn hoạt động của các mạng di động, tổng số lượng thuê bao chỉ tính riêng 3 mạng lớn là Viettel, MobiFone và VinaPhone đã vượt 90 triệu (nhiều hơn cả dân số Việt Nam).
Trên thực tế, số lượng thuê bao thực hoạt động nhỏ hơn nhiều (chưa tới 45 triệu). Nhưng số liệu về thuê bao đăng ký cũng phản ánh một hiện thực: thị trường di động Việt Nam đang dần tới mức bão hòa và việc phát triển thuê bao mới thực sự khó khăn. Vào thời điểm hiện tại, thị trường lớn nhất mà các mạng di động giành giật nhau chính là thị trường của sim "rác" chứ không phải là thị trường của những người dùng di động lần đầu tiên.

Ngày may mắn cùng VIETTEL


Tất cả các thuê bao di động có tổng tiêu dùng (bao gồm cả thoại và nhắn tin) hàng ngày từ 10.000 đồng trở lên sẽ được tham gia chương trình bốc thăm với 1.500 giải thưởng, trị giá gần 280 triệu đồng mỗi ngày.

Từ ngày 15 - 30/9/2009, Công ty Viễn thông Viettel tổ chức chương trình Chăm sóc khách hàng mang tên “Con số may mắn” dành cho thuê bao di động trả trước và trả sau.
Theo đó,
Tổng trị giá giải thưởng, theo Viettel, sẽ lên tới trên 4 tỷ đồng. Mã số trúng thưởng sẽ được công bố vào 16 giờ hàng ngày. Mã trúng thưởng là 1 số có 5 chữ số, khách hàng có mã số dự thưởng trùng với 4 chữ số cuối của mã trúng thưởng sẽ được giải Nhì (500.000 đồng), trùng với 3 chữ số cuối sẽ đạt giải Ba (100.000 đồng). Với chương trình này, Viettel là mạng di động đầu tiên ở Việt Nam áp dụng hình thức khuyến mại theo hạn mức tiêu dùng.

2Friends: Gọi 'xả láng' không lo hết tiền


Ngoài sự cạnh tranh về chất lượng dịch vụ, vùng phủ sóng và những chương trình khuyến mại, giảm giá cước, năm 2009, người dùng di động đang được chứng kiến một cuộc cạnh tranh mới hấp dẫn giữa các nhà mạng đó là đem đến những dịch vụ gia tăng tiện ích nhất cho khách hàng.


Cạnh tranh để đón đầu nhu cầu người dùng
Dễ dàng nhận thấy cuộc "rượt đuổi" giữa các mạng di động trong việc cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng khá sát nhau. Hễ nhà mạng nào cung cấp một dịch vụ mới tới khách hàng thì sau đó không lâu, các mạng khác cũng rục rịch tiến hành, thậm chí còn tung ra cạnh tranh ngay.
Như VinaPhone, hiện giờ, mạng này có trong tay trên dưới 40 dịch vụ gia tăng phục vụ khách hàng. Thế nhưng, theo đại diện của mạng, thế vẫn chưa đủ. Ngoài việc triển khai thêm dịch vụ mới, mạng di động VinaPhone còn liên tục mở rộng tính năng, tiện ích của các dịch vụ đã có. Và dịch vụ chuyển tiền giữa các thuê bao trả trước trong cùng một mạng là một ví dụ.
Hiện giờ, cả ba “ông lớn” của thị trường di động Việt Nam là VinaPhone, MobiFone và Viettel đều đã cung cấp dịch vụ này. Sớm nhất phải kể tới là Viettel với dịch vụ i-Share được triển khai từ giữa năm 2008 cho các thuê bao trả trước có thời gian sử dụng từ 12 tháng trở lên có thể chuyển tiền cho thuê bao khác.
Tiếp đến là VinaPhone. Triển khai sau Viettel vài tháng, dịch vụ “bắn” tiền giữa các thuê bao trả trước của mạng mang tên 2Friends. Dịch vụ của VinaPhone cho phép các thuê bao trả trước có thời gian sử dụng từ 6 tháng trở lên có thể chuyển tiền sang thuê bao khác, nhưng chỉ từ Tài khoản chính sang Tài khoản chính. Số tiền tối đa được chuyển mỗi lần là 50.000 đồng và phí dịch vụ là 1.000 đồng.
Và đầu tháng 3/2009 vừa rồi, nhà mạng MobiFone cũng đã tung ra dịch vụ tương tự có tên M2U, cho phép thuê bao trả trước có thời gian hoạt động từ 6 tháng trở lên có thể chuyển tiền cho thuê bao khác. Số tiền tối đa được chuyển đi là 100.000 đồng và phí dịch vụ là 2.000 đồng.
Kích cầu bằng tiện ích mới
Có thể nói, điểm giống nhau của dịch vụ chuyển tiền giữa ba nhà mạng này là mới chỉ có thể thực hiện bằng các giao thức qua SMS và USSD bằng cách nhớ mật khẩu và cú pháp. Trong khi đó, còn một “kênh” khác cũng rất hữu hiệu đó là qua website thì vẫn chưa được khai thác trong khi hầu hết các nhà mạng đều có có một Portal rất tiện ích.
Chính vì vậy, mặc dù phương pháp chuyển tiền của mạng VinaPhone được đánh giá là khá dễ dàng và thuận tiện song nắm bắt được lợi thế này, mới đây, nhằm làm phong phú và đa dạng cho dịch vụ, 2Friends đã mang đến cho khách hàng thêm 1 lựa chọn mới chuyển tiền giữa các thuê bao trả trước qua mạng bằng cách truy cập website: http://2friends.vinaphone.com.vn mang tên 2Friends online.
Tính ưu việt của 2Friends online là giúp khách hàng thao tác nhanh hơn và không cần phải nhớ đến Mật khẩu, cú pháp đăng ký hay cú pháp chuyển tiền. Phí cho một lần chuyển tiền cũng như qua SMS và USSD là 1.000 đồng.
Để sử dụng dịch vụ, khách hàng phải đăng nhập bằng tài khoản đã mở (Portal). Sau khi đăng nhập, đăng ký dịch vụ, hệ thống sẽ gửi kết quả Đăng ký dịch vụ về máy di động của khách hàng là một mật khẩu gồm 6 số tự nhiên để sử dụng dịch vụ.
Không chỉ có vậy, tính năng mới này giúp khách hàng có thể thao tác trên website, song kết quả vẫn được trả về trên di động. Khi hoàn tất một lần chuyển tiền, kết quả giao dịch của thuê bao đều được trả về máy di động của cả người chuyển lẫn người nhận.
Ở thời điểm này, VinaPhone vẫn đang là mạng di động duy nhất triển khai dịch vụ 2Friends online. Triển khai tiện ích mới này cho dịch vụ, VinaPhone kỳ vọng sẽ tiếp tục đem tới những điều kiện tốt nhất cho khách hàng của mình.
Đại diện mạng di động VinaPhone cho biết, đã có thời điểm do phải tập trung nhiều tới việc phát triển mạng lưới cũng như chất lượng dịch vụ thoại, VinaPhone chưa đầu tư nhiều cho việc phát triển các dịch vụ gia tăng. Thừa nhận hiện doanh thu từ mảng dịch vụ gia tăng chưa nhiều nhưng xu hướng trong thời gian tới sẽ cao, và VinaPhone cũng đang xúc tiến phát triển những dịch vụ như vậy để có thể đáp ứng được nhu cầu của người dùng này một tốt hơn, nhất là trong năm 2009.
Có thể nói, một trong những ưu tiên hàng đầu của khách hàng di động hiện nay khi lựa chọn mạng di động đó là được sử dụng các dịch vụ giá trị gia tăng. Nhu cầu này giờ đã được đáp ứng khá tốt với hàng loạt các dịch vụ mới được các nhà mạng nghiên cứu triển khai cung cấp. Hãy chờ xem, các nhà mạng sẽ tiếp tục đưa tới những dịch vụ gia tăng tiện ích gì cho người dùng trong thời gian tới.
Đăng ký sử dụng dịch vụ 2Friends
Người sử dụng sẽ đăng ký dịch vụ bằng cách nhắn tin với cú pháp DK rồi gửi số 999. Hệ thống sẽ nhắn lại thông báo thành công và mật khẩu sử dụng gồm 6 chữ số (chỉ được cấp 1 lần, muốn lấy lại mật khẩu, nhắn MK gửi 999, muốn đổi mật khẩu, nhắn DMK Mậtkhâủcũ Mậtkhâủmới và gửi 999).

FTTH chưa thể đến với hộ gia đình


ICTnews – Mặc dù có tốc độ kết cao, nhiều dịch vụ gia tăng nhưng chi phí ban đầu và giá cước sử dụng dịch vụ của FTTH quá cao đang cản trở sự phổ cập của dịch vụ này.

Tháng 8/2006, FPT Telecom trở thành đơn vị đầu tiên cung cấp loại hình dịch vụ FTTH. Khoảng 2 năm sau, FPT có gần 2.000 thuê bao. Cho đến nay, Việt Nam đã có 4 nhà cung cấp dịch vụ FTTH, gồm Viettel, VNPT, SPT và FPT Telecom. Ông Đặng Hồng Thái, phụ trách dịch vụ FTTH của Viettel cho biết, Viettel bắt đầu tham gia thị trường vào cuối năm ngoái. Hiện tại Viettel đã cung cấp dịch vụ tại 63 tỉnh, thành phố. Tính đến đầu tháng 9/2009, Viettel có khoảng 1.500 khách hàng. Trao đổi về tính ưu việt của FTTH, hầu hết các nhà cung cấp đều cho biết FTTH có ưu điểm lớn hơn rất nhiều so với ADSL. Theo một đại diện của VNPT, đây là “dịch vụ mới mang tính đột phá cao”. Khác với công nghệ truy cập Internet ADSL, công nghệ FTTH sử dụng đường truyền dẫn hoàn toàn bằng cáp quang. Tốc độ truy cập Internet của FTTH lên đến 10 Gigabit/giây, nhanh gấp 200 lần so với ADSL. Ngoài ra, tốc độ truyền dẫn của công nghệ FTTH cân bằng, cho phép tốc độ tải lên (upload) và tốc độ tải xuống (download) ngang nhau, trong khi đó đối với ADSL, tốc độ tải lên luôn luôn thấp hơn tốc độ tải xuống. Chất lượng tín hiệu của FTTH ổn định, không bị suy hao bởi nhiễu điện từ, không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, chiều dài cáp… Công nghệ FTTH đặc biệt hiệu quả với các dịch vụ Hosting Server riêng, VPN (mạng riêng ảo), truyền dữ liệu, game online, IPTV (truyền hình tương tác), VoD (xem phim theo yêu cầu), Video Conferrence (hội nghị truyền hình), IP Camera,…. Tại Việt Nam, dịch vụ FTTH vẫn còn hạn chế do nhiều nguyên nhân. Về phía người dùng, mức cước phí sử dụng dịch vụ FTTH cao hơn rất nhiều so với ADSL. Để sử dụng, mức phí lắp đặt ban đầu giao động từ 2 - 8 triệu đồng, tùy từng nhà cung cấp dịch vụ và đợt khuyến mãi. Chẳng hạn, FPT hiện đang có chương trình khuyến mãi dành cho các khách hàng phía Nam, trong đó giảm 5 – 6 triệu đồng phí hòa mạng, giảm 1-3 triệu đồng phí thuê bao hàng tháng, trong vòng 18 tháng. Chương trình này được áp dụng từ ngày 1/9 đến hết ngày 30/9/2009. Dịch vụ FTTH có các gói thuê bao trọn gói hàng tháng, chứ không tính phí theo dung lượng truy cập như ADSL. Mức phí thấp nhất là 2 triệu đồng, cao hơn có thể trên 10 triệu, tùy gói cước và tốc độ truy cập. Ngoài ra, các khoản phí phát sinh của dịch vụ FTTH cũng khá cao như: phí chuyển đổi gói cước, khôi phục lại dịch vụ, chuyển địa điểm lắp đặt, thậm chí cả phí chuyển đổi từ gói cước tốc độ cao xuống tốc độ thấp (nếu chuyển từ tốc độ thấp lên tốc độ cao có thể được miễn phí). Nếu so với dịch vụ ADSL, các khoản phí của FTTH cao hơn rất nhiều. Chính vì vậy, đối tượng khách hàng của FTTH còn hạn chế, chủ yếu là doanh nghiệp, tổ chức, một số là đại lý Internet, game online. Đại diện Viettel Telecom cho biết, cho đến thời điểm này, do chi phí đầu tư cho dịch vụ này quá cao nên ban đầu khách hàng chủ yếu của Viettel là doanh nghiệp. Trên thực tế để đưa dịch vụ này đến hộ gia đình là vô cùng khó khăn do rào cản về giá dịch vụ. Theo ông Nguyễn Thái Hoàng, chuyên gia phân tích về viễn thông, đặc điểm về hạ tầng của nước ta như đường xá, cột cáp chưa ổn định là những rủi ro lớn cho các công ty khi triển khai mạng cáp quang này. Chính vì thế, FTTH đến nay vẫn là một dịch vụ khá mới mẻ tại thị trường Việt Nam. “Hiện dịch vụ này đang được các công ty viễn thông cung cấp một cách có chọn lọc cho các đối tượng khách hàng, chủ yếu là doanh nghiệp và tổ chức”, vị chuyên gia này nói Nhiều ý kiến cho rằng FTTH sẽ dần thay thế ADSL trong tương lai gần vì những ưu thế vượt trội của nó, một khi băng thông ADSL không đủ sức cung cấp đồng thời các dịch vụ trực tuyến trong cùng một thời điểm. Tuy nhiên, nhận xét về dịch vụ FTTH tại Việt Nam, ông Hoàng cho rằng, với những rào cản về chi phí đầu tư và cước phí sử dụng, dịch vụ này cần có thời gian để thâm nhập thị trường. Dịch vụ này có ưu thế hỗ trợ băng thông cực lớn theo yêu cầu của khách hàng, do đó sẽ là một xu hướng tất yếu khi các ứng dụng trên Internet ngày càng nhiều. Vì vậy có thể mong đợi một tốc độ phát triển 2 con số của dịch vụ này tại Việt Nam trong vòng 3 năm tới.
FTTH là một công nghệ trong nhóm công nghệ FTTx (Fiber-to-the-x). FTTx (Fiber To The x) là 1 thuật ngữ nói chung chỉ một kiến trúc mạng sử dụng cáp quang để kết nối viễn thông. Ngoài FTTH còn có các công nghệ FTTN (Fiber To The Node), FTTC (Fiber To The Curb), FTTB (Fiber To The Building). FTTH là cấu trúc mạng thịnh hành nhất trong số các FTTx, chiếm hơn 61% thuê bao cáp quang thế giới.
FTTH là một công nghệ trong nhóm công nghệ FTTx (Fiber-to-the-x). FTTx (Fiber To The x) là 1 thuật ngữ nói chung chỉ một kiến trúc mạng sử dụng cáp quang để kết nối viễn thông. Ngoài FTTH còn có các công nghệ FTTN (Fiber To The Node), FTTC (Fiber To The Curb), FTTB (Fiber To The Building). FTTH là cấu trúc mạng thịnh hành nhất trong số các FTTx, chiếm hơn 61% thuê bao cáp quang thế giới.
FTTH là một công nghệ trong nhóm công nghệ FTTx (Fiber-to-the-x). FTTx (Fiber To The x) là 1 thuật ngữ nói chung chỉ một kiến trúc mạng sử dụng cáp quang để kết nối viễn thông. Ngoài FTTH còn có các công nghệ FTTN (Fiber To The Node), FTTC (Fiber To The Curb), FTTB (Fiber To The Building). FTTH là cấu trúc mạng thịnh hành nhất trong số các FTTx, chiếm hơn 61% thuê bao cáp quang thế giới.

Các thuê bao trả trước bắt đầu phải đăng ký lại thông tin


Thực hiện Thông tư số 22/2009/TT-BTTTT và công văn số 2546/BTTTT-VT về việc quản lý thuê bao di động trả trước của Bộ Thông tin và Truyền thông, từ ngày 17/09/2009, công ty Viễn thông Viettel bắt đầu tiếp nhận việc đăng ký lại thông tin thuê bao đối với các khách hàng đang sở hữu hơn 3 số thuê bao trả trước (kích hoạt trước ngày 10/08/2009) của Viettel.


Cũng theo quy định của bộ Thông tin và Truyền thông, sau ngày 31/12/2009, tất cả khách hàng đã đăng ký thông tin thuê bao, kích hoạt trước ngày 10/08/2009 và đang sử dụng nhiều hơn 03 thuê bao di động trả trước chưa thực hiện đăng ký lại thông tin sẽ bị chấm dứt hoạt động. Các thuê bao này muốn sử dụng lại dịch vụ phải làm thủ tục như đối với thuê bao mới. Chính vì thế, các thuê bao đã nhận được tin nhắn thông báo về việc đang sở hữu hơn 03 số thuê bao trả trước cần nhanh chóng qua các cửa hàng, đại lý điểm bán được Viettel ủy quyền để tiến hành đăng ký lại thông tin và làm các thủ tục chuyển đổi sở hữu những số điện thoại vượt quá quy định.
Ông Hoàng Sơn - Giám đốc Công ty Viễn thông Viettel cho biết “Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mọi khách hàng trong quá trình đăng ký lại thông tin, Viettel đã chuẩn bị sẵn sàng về nhân lực và hệ thống tại gần 100.000 điểm đăng ký thông tin là các đại lý, điểm bán, cửa hàng trực tiếp được ủy quyền để phục vụ khách hàng. Với sự chuẩn bị chu đáo đó cùng sự ủng hộ nhiệt tình của khách hàng, chúng tôi tin rằng, Viettel sẽ hoàn thành việc đăng ký lại thông tin thuê bao trả trước theo đúng thời gian Bộ quy định”.
Khách hàng chỉ cần qua các Cửa hàng trực tiếp, các đại lý điểm bán được ủy quyền của Viettel để làm thủ tục đăng ký lại thông tin thuê bao. Các giấy tờ cần thiết khi đi đăng ký thông tin đối với cá nhân Việt Nam gồm: Chứng minh thư (Chứng minh nhân dân, Chứng minh quân đội, Chứng minh công an) hoặc hộ chiếu và thẻ sim cần đăng ký thông tin. Đối với cá nhân người nước ngoài, cần xuất trình hộ chiếu còn thời hạn ít nhất 6 tháng và thẻ sim đang sử dụng.
Khách hàng cần đăng ký các thông tin như: Số thuê bao sử dụng, Họ và tên, ngày tháng năm sinh, số CMT (hộ chiếu), ngày cấp, nơi cấp, Quốc tịch (đối với người nước ngoài). Khách hàng cần ghi đầy đủ thông tin đăng ký vào Phiếu ĐKTT Thuê bao di động trả trước và nên giữ phiếu này để đảm bảo quyền lợi khi có khiếu kiện hoặc tranh chấp số thuê bao xảy ra.
Đối với các khách hàng có hơn 03 số thuê bao đang sử dụng sẽ phải đăng lý lại theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông, tuy nhiên để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng, những thuê bao nằm ngoài 03 thuê bao mà khách hàng đăng ký giữ lại Viettel sẽ cho phép chuyển nhượng cho các cá nhân khác hoặc khách hàng có thể chuyển tiền (trong tài khoản gốc) sang tài khoản gốc của một trong 03 thuê bao khách hàng đăng ký giữ lại bằng dịch vụ I-share của Viettel (chỉ áp dụng đối với trong trường hợp thuê bao đó đang hoạt động 2 chiều và hoạt động trên 6 tháng). Tuy nhiên, việc chuyển tiền chỉ áp dụng chuyển với tài khoản gốc còn tài khoản khuyến mại và ngày sử dụng không được phép chuyển đổi. Chính vì thế các khách hàng trước khi làm thủ tục chuyển đổi hoặc giữ lại nên sử dụng hết tiền trong tài khoản khuyến mại. Đối với các trường hợp thuê bao chưa đủ điều kiện 06 tháng, Viettel đang nghiên cứu và sẽ sớm có hướng dẫn để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng.
Mai Lan

Từ ngày 17-9, Viettel thực hiện đăng ký thông tin cho thuê bao trả trước


QĐND Online - Ngày 16-9, thực hiện quy định về việc quản lý thuê bao di động trả trước của Bộ Thông tin và Truyền thông, từ ngày 17-9, Viettel sẽ tiếp nhận việc đăng ký lại thông tin cho thuê bao trả trước.


Theo đó, khách hàng chỉ cần qua các đại lý hoặc điểm bán được ủy quyền của Viettel để làm thủ tục đăng ký lại thông tin thuê bao. Các giấy tờ cần thiết khi đi đăng ký thông tin đối với cá nhân Việt Nam gồm: Chứng minh thư hoặc hộ chiếu và thẻ sim cần đăng ký thông tin. Đối với cá nhân người nước ngoài, cần xuất trình hộ chiếu còn thời hạn ít nhất 6 tháng và thẻ sim đang sử dụng.
Đối với các khách hàng có hơn 3 số thuê bao đang sử dụng sẽ phải đăng lý lại Viettel sẽ cho phép chuyển nhượng cho các cá nhân khác hoặc khách hàng có thể chuyển tiền trong tài khoản sang tài khoản của một trong 3 thuê bao khách hàng đăng ký giữ lại bằng dịch vụ I-share của Viettel.
Từ ngày 15-9 đến 30-9, Viettel tổ chức chương trình chăm sóc khách hàng mang tên “Con số may mắn” dành cho thuê bao di động trả trước và trả sau. Theo đó, tất cả các thuê bao di động trả trước trừ gói cước Tourist Sim và toàn bộ thuê bao trả sau có tổng tiêu dùng hàng ngày lớn hơn hoặc bằng 10.000 đồng sẽ được tham gia chương trình bốc thăm trúng thưởng.
Tổng trị giá giải thưởng của chương trình chăm sóc khách hàng lần này lên tới trên 4 tỷ đồng, với 1.500 giải thưởng, trị giá gần 280 triệu đồng mỗi ngày.
Viettel sẽ tổ chức bốc thăm và công bố mã số trúng thưởng vào 16 giờ hàng ngày, liên tục tất cả các ngày từ 16-9 đến 1-10. Giải nhất trị giá 5.000.000 đồng/giải, giải nhì trị giá 500.000đồng/giải, giải ba trị giá 100.000đồng/giải.
Viettel sẽ nhắn tin thông báo kết quả bốc thăm đến các thuê bao có mã số dự thưởng ngay sau khi có kết quả. Các giải có giá trị lĩnh thưởng trong vòng 30 ngày kể từ khi công bố.
Nguyên Phương

Trung thu 2009: Sắc màu Việt – Nhật


QĐND Online – Trong 3 ngày (từ 25 đến 27-9) Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tổ chức chương trình "Trung thu 2009: Sắc màu Việt – Nhật”. Chương trình Trung thu năm nay tại Bảo tàng DTHVN có sự phối hợp của Bảo tàng quốc gia Kyushu (Nhật Bản), Trung tâm Giao lưu văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam, Trung tâm hỗ trợ nguồn nhân lực Việt Nam - Nhật Bản, Tổng công ty Viễn thông Quân đội.

Đây là cơ hội tốt cho công chúng, nhất là các gia đình ở Hà Nội, cùng nhau tìm hiểu, khám phá những nét tương đồng và khác biệt trong văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản thông qua các nội dung trưng bày, trình diễn cũng như hoạt động giáo dục. Trong chương trình, Bảo tàng đặc biệt dành ngày đầu tiên, 25-9, cho trẻ em thiệt thòi. Đại diện Bảo tàng DTHVN và Tổng công ty Viễn thông Quân đội trao 100 phần quà cho trẻ em của một số làng và trung tâm dạy nghề từ thiện trong buổi khai mạc.

Trong chương trình, Bên cạnh các trò múa lân, rồng, múa rối nước của Việt Nam, có múa yosakoi, trình diễn làm bánh dango, kể chuyện tranh, kamishibai... của Nhật Bản. Cùng với phần giới thiệu và hướng dẫn các trò chơi dân gian của hai nước, như kéo co, nhảy lò cò, chơi quay, đi cà kheo..., du khách có cơ hội chơi và thi đấu (có thưởng) các trò chơi của Nhật Bản như: tung túi đậu, otedama, chuồn chuồn tre, taketombo, yo-yo, wanage (ném vòng tròn), fuku-warai (mặt cười), cờ Nhật, shogi. Thông qua đó, có thể so sánh những nét tương đồng và khác biệt về trò chơi dân gian của Việt Nam và Nhật Bản.

Riêng phần trưng bày cùng hoạt động giáo dục liên quan với chủ đề Trung thu và ngày trẻ em ở Nhật kéo dài đến hết ngày 1-11.

Tin ảnh: Quang Trung


Kết quả Album Vàng tháng 9


(CAO) Kết quả sau đêm trình diễn Album Vàng tháng 9 vừa diễn ra vào đêm 14-9-2009 tại Đài truyền hình TP.HCM: album Con đường mưa của Cao Thái Sơn được trao giải “Album được yêu thích nhất” (gồm 10 triệu đồng, 1 USB Edge, 1 năm phí sử dụng gói cước D-Com 150 của Viettel) và ca sĩ Giang Hồng Ngọc với phần thể hiện tốt hai bài hát trong album Ruby 20 của mình, cô đã được trao giải “Ca sĩ trình diễn hay nhất trong đêm” (gồm 1 điện thoại Black Berry và 1 năm sử dụng dịch vụ Pushmail của Viettel). Đã không tìm ra giải “Album Nghệ thuật xuất sắc” cho Album Vàng tháng 9.


Ca sĩ Giang Hồng Ngọc trình diễn trong live show Album Vàng tháng 9
Giang Hồng Ngọc cùng với chủ nhân của các album (Hoàng Bách), (The Men) và (Hồ Bích Ngọc) cùng nhận giải Top 5 Album vàng trong chương trình tháng 9. Liveshow Album Vàng tháng 9, còn có ba ca sĩ khách mời: Quang Dũng, Đoan Trang và Đông Nhi.
Dự kiến gala Album Vàng tháng 10 sẽ diễn ra vào đêm 12-10. Chương trình Album Vàng được tổ chức bởi Đài truyền hình TP.HCM, công ty Cát Tiên Sa và sự tài trợ từ dịch vụ âm nhạc Imuzik của Viettel.

16 Ngày may mắn cùng Viettel.


(24h) - Từ ngày 15/9/2009 – 30/9/2009, Công ty Viễn thông Viettel tổ chức chương trình Chăm sóc khách hàng mang tên “Con số may mắn” dành cho thuê bao di động trả trước và trả sau.

• 10.000 đồng tiêu dùng, khách hàng đã có 1 cơ hội trúng thưởng • Có 1.500 con số may mắn mỗi ngày. • Tổng giá trị giải thưởng lên tới hơn 4 tỷ đồng. Theo đó, tất cả các thuê bao di động trả trước (trừ gói cước Tourist Sim) và toàn bộ thuê bao trả sau có tổng tiêu dùng (bao gồm cả thoại và nhắn tin) hàng ngày ≥ 10.000 đồng sẽ được tham gia chương trình bốc thăm diễn ra vào ngày kế tiếp với 1.500 giải thưởng, trị giá gần 280 triệu đồng mỗi ngày. Tổng trị giá giải thưởng của chương trình chăm sóc khách hàng lần này lên tới trên 4 tỷ đồng. Với mỗi 10.000đ tiêu dùng cho tất các các dịch vụ, khách hàng sẽ được Viettel cấp một mã dự thưởng (Khách hàng nên giữ tin nhắn có mã số này để xác định giải thưởng). Nếu trong thời gian khuyến mại, khách hàng chuyển đổi từ trả trước sang trả sau (hoặc ngược lại) thì mức tiêu dùng tính trong ngày chuyển đổi sẽ không được cộng dồn để nhận mã dự thưởng. Viettel sẽ tổ chức bốc thăm và công bố mã số trúng thưởng vào 16 giờ hàng ngày, liên tục tất cả các ngày từ 16/9 đến 01/10/2009. Mã trúng thưởng sẽ là 1 số có 5 chữ số. Theo đó, khách hàng có mã dự thưởng với cả 5 chữ số cuối cùng trùng với mã trúng thưởng sẽ được trao giải Nhất (trị giá 5.000.000đ/giải), 4 chữ số cuối trùng với 4 chữ số cuối của mã trúng thưởng sẽ được giải Nhì (trị giá 500.000đ/giải), 3 chữ số cuối trùng với 3 chữ số cuối của mã dự thưởng sẽ đạt giải Ba (trị giá 100.000đ/giải). Để kiểm tra mức tiêu dùng của ngày hôm trước, khách hàng nhắn tin theo cú pháp TD rồi gửi 185; Để kiểm tra mức tiêu dùng của ngày bất kỳ trong thời gian khuyến mại, khách hàng soạn tin theo cú pháp TD ngay/thang/nam gửi 185. Viettel sẽ nhắn tin thông báo kết quả bốc thăm đến các thuê bao có mã số dự thưởng ngay sau khi có kết quả. Giải Nhất có giá trị lĩnh thưởng trong vòng 30 ngày kể từ khi công bố. Các giải nhì và ba đối với thuê bao trả trước sẽ được Viettel cộng tiền vào tài khoản gốc. Các giải Nhì và Ba đối với thuê bao trả sau sẽ được trừ vào cước sử dụng của tháng 9, trường hợp cước sử dụng của tháng 9 nhỏ hơn giá trị giải thưởng thì sẽ được trừ dần vào các tháng tiếp theo. Các giải Nhì và Ba không được qui đổi ra tiền mặt. Ông Hoàng Sơn Giám đốc Công ty Viễn thông Viettel cho biết: “Với chương trình bốc thăm “Con số may mắn” Viettel là mạng di động đầu tiên ở Việt Nam áp dụng hình thức khuyến mại theo hạn mức tiêu dùng. Đây cũng là chương trình khuyến mại thể hiện sự khác biệt trong cách chăm sóc khách hàng của chúng tôi” Năm 2009 công tác chăm sóc khách hàng được coi là mục tiêu trọng điểm của Viettel, hàng loạt các chương trình chăm sóc được triển khai trên khắp cả nước, dành cho mọi đối tượng không phân biết trả trước và trả sau. Gần đây nhất, Viettel đã tổ chức lễ quay thưởng dành cho toàn bộ thuê bao đang hoạt động với hơn 6.000 giải thưởng trị giá 3 tỷ đồng và tổ chức chương trình khuyến mại “Trò chuyện không ngừng tưng bừng tháng 9” miễn phí cước gọi từ phút thứ 6 đến phút thứ 10 cho các cuộc gọi nội mạng của tất cả khách hàng. Có thể thấy, những nỗ lực này của Viettel đều nhằm mang đến sự hài lòng cho mọi khách hàng. CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG Danh mục Giải thưởng Giá trị giải thưởng (đ) Trao giải Ghi chú 15 Giải Nhất Tiền mặt 5.000.000 TTCSKH trao thưởng Là giải của thuê bao có 5 chữ số cuối của mã số dự thưởng trùng với số may mắn 135 Giải Nhì - Cộng tiền và ngày sử dụng vào TK gốc đối với TBTT - Trừ cước vào cuối tháng đối với thuê bao trả sau. 500.000 Viettel Telecom Là giải của thuê bao có 4 chữ số cuối của mã số dự thưởng trùng với 4 chữ số cuối của số may mắn 1.350 Giải Ba 100.000 Là giải của thuê bao có 3 chữ số cuối của mã số dự thưởng trùng với 3 chữ số cuối của số may mắn Lưu ý: Giải nhất có giá trị lĩnh thưởng trong vòng 30 ngày kể từ khi công bố. Các giải nhì và ba không được qui đổi ra tiền mặt.

Đã có thể chứng thực chữ ký số


(TBKTSG Online) - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT) đã trở thành đơn vị đầu tiên được Bộ Thông tin-Truyền thông trao giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng vào chiều ngày 15-9.


Vân Oanh
Theo giấy phép, VNPT được cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cho cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng trong các hoạt động công cộng. Các loại chứng thư số được VNPT cung cấp gồm: chứng thư số dành cho cơ quan, tổ chức, cá nhân; chứng thư số dành cho website - SSL; chứng thư số dành cho ứng dụng - Code Signing.
Bộ Tài chính là khách hàng đầu tiên sử dụng dịch vụ này của VNPT.
VNPT đã ký thỏa thuận với Bộ Tài chính để đầu tư và hợp tác lâu dài trong các hoạt động thiết lập, cung cấp, sử dụng hạ tầng chứng thực chữ ký số công cộng và thúc đẩy ứng dụng chữ ký số trong các dịch vụ hành chính công điện tử của ngành tài chính; đồng thời hợp tác, hỗ trợ triển khai dự án thí điểm “Người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế qua mạng Internet” và áp dụng chữ ký số vào các thủ tục hải quan điện tử trong giai đoạn 2009 - 2010.
Hiện Công ty Xuất nhập khẩu công nghệ mới (Nacencomm) cũng đang nộp hồ sơ lên Bộ Thông tin - Truyền thông để xin cung cấp dịch vụ này. Ngoài ra hiện Trung tâm An ninh mạng BKIS và Viettel cũng đang hoàn thiện hồ sơ để xin cấp phép.

Quản lý thuê bao trả trước - 40 triệu SIM phải đăng ký lại


Một tháng sau khi Thông tư 22 về quản lý thuê bao trả trước chính thức có hiệu lực, các mạng di động đều đang gấp rút rà soát lại việc đăng ký thông tin trả trước trên hệ thống mạng của mình. Đến 31-12 là hạn cuối cùng cho công việc này. Đặc biệt, 3 mạng GSM lớn là VinaPhone, MobiFone và Viettel đều đồng loạt mạnh tay xử lý với những đại lý, cửa hàng khai man thông tin để trục lợi bằng nhiều cách khác nhau...

“Xuống tay” với đại lý
Viettel là mạng đầu tiên công bố kết quả bước đầu về việc rà soát việc đăng ký thông tin thuê bao trả trước của mình. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, trên hệ thống mạng của Viettel hiện có khoảng 20 triệu SIM sẽ phải đăng ký lại vì bị các đại lý đăng ký hàng loạt rồi bán ra cho khách hàng.
Trong đợt rà soát vừa rồi, Viettel đã phát hiện 9.171 SIM đa năng được Viettel phát cho đại lý để thực hiện việc đăng ký thuê bao trả trước đã vi phạm trong tổng số 181.059 SIM đa năng được phát cho các đại lý trên toàn quốc. Các đại lý này đã dùng SIM đa năng để đăng ký và kích hoạt hàng loạt sim rồi tung ra bán cho khách hàng chỉ với một vài số chứng minh thư.
Số SIM đa năng này đã khai báo không đúng, kích hoạt cho 457.227 SIM thuê bao trả trước hoạt động sai quy định. Theo quy định trước đó, Viettel đã tiến hành phạt các đại lý 10.000 đồng đối với mỗi SIM khai báo gian lận. Hiện Viettel đã thực hiện phạt các đại lý, thuê bao vi phạm với số tiền hơn 4,75 tỷ đồng.
Với mạng VinaPhone thì đã kiểm tra, rà soát, thống kê được số lượng lớn các chủ điểm giao dịch tư nhân ký thỏa thuận ủy quyền đăng ký thông tin thuê bao trả trước với VinaPhone. Trong số khoảng 20.000 đại lý trên cả nước của mình, VinaPhone đã xử lý và cắt thỏa thuận ủy quyền đăng ký thông tin thuê bao trả trước đối với 4.836 đại lý vi phạm.
Trong khi đó, mạng MobiFone cho biết: hiện nay MobiFone cũng đang tiến hành rà soát xác minh độ xác thực của thông tin đăng ký. Nếu phát hiện ra đại lý nào thực hiện sai quy định, MobiFone sẽ dừng hợp tác với đại lý đó.
3 SIM mỗi mạng
Theo Thông tư số 22 của Bộ TT-TT quy định về quản lý thuê bao di động trả trước (có hiệu lực vào ngày 10-8 vừa qua), đến trước ngày 31-12-2009, những người đã đăng ký quá 3 SIM mỗi mạng di động sẽ phải đăng ký lại với các mạng, nếu không sẽ bị cắt liên lạc.
Theo quy định của Thông tư 22, mỗi một cá nhân chỉ được sử dụng số chứng minh thư, hộ chiếu của mình để đăng ký tối đa 3 số điện thoại di động trả trước của mỗi mạng thông tin di động (trừ trường hợp cá nhân là người đứng tên đại diện cho cơ quan, tổ chức).
Với 7 mạng di động đang hoạt động hiện nay, mỗi cá nhân có thể để đăng ký sở hữu tối đa 21 số di động trả trước. Như vậy, những ai có quá 3 số di động trả trước đối với một mạng, phải tiến hành đăng ký lại; “lựa chọn” dùng số nào, bỏ số nào, để không quá 3 số theo quy định.
Hiện nay ở Việt Nam có gần 90 triệu số di động đã được kích hoạt trên hệ thống mạng với khoảng 90% là SIM trả trước. Trong số đó, theo ước tính của các mạng di động, hiện có ít nhất là 40 triệu SIM đã được bán ra sẽ phải đăng ký lại vì trong thời gian qua nhiều đại lý tự tiện đăng ký thông tin rồi bán cho khách hàng sử dụng.
Trên thực tế các SIM này đã được đăng ký thông tin cá nhân, nhưng lại không phải là thông tin cá nhân của người sử dụng, hoặc 1 người đăng ký quá nhiều SIM. Hiện nay các mạng di động đều đang tiến hành rà soát lại thông tin thuê bao trả trước đã khai báo trên hệ thống mạng của mình.
Đây là công việc mà các mạng di động phải hoàn thành trước thời gian 31-12 và báo cáo lên Bộ TT-TT.
Trần Bình

Hơn 4 tỷ đồng cho “Con số may mắn” của Viettel


Viettel sẽ tổ chức chương trình chăm sóc khách hàng mang tên "Con số may mắn" từ 15/9 - 30/9 dành cho thuê bao di động trả trước, trả sau.

Tổng công ty Viễn thông Quân đội Viettel cho biết sẽ tổ chức chương trình chăm sóc khách hàng mang tên "Con số may mắn" từ ngày 15/9 đến ngày 30/9 dành cho các thuê bao di động trả trước và trả sau.
Tổng trị giá giải thưởng của chương trình chăm sóc khách hàng lên tới trên 4 tỷ đồng.
Tất cả các thuê bao di động có tổng tiêu dùng lớn hơn hoặc bằng 10.000 đồng sẽ được tham gia chương trình bốc thăm trúng thưởng vào ngày hôm sau.
Với 10.000 đồng tiêu dùng khách hàng sẽ được cấp 1 mã dự thưởng. Viettel sẽ tổ chức công bố mã số trúng thưởng vào 16 giờ hàng ngày, liên tục tất cả các ngày từ 16/9 đến 1/10/2009.
Mã trúng thưởng sẽ là 1 số có 5 chữ số. Khách hàng có 5, 4 hoặc 3 số cuối cùng của thuê bao trùng với mã trúng thưởng sẽ được giải nhất, nhì hoặc ba.
Các giải nhì và ba đối với thuê bao trả trước sẽ được Viettel cộng tiền vào tài khoản gốc. Riêng giải nhất sẽ được công ty liên hệ trực tiếp đến nhận giải. Đối với thuê bao trả sau được trừ vào cước sử dụng của tháng 9./.
(TTXVN/Vietnam+)

Bẻ khóa điện thoại với giá chỉ 40.000 đồng


QĐND Online - Cạnh tranh thị phần trong cơn lốc khuyến mãi “mua sim kèm máy” giá rẻ, VinaPhone, MobiFone, Viettel đều tung ra thị trường những dòng điện thoại chỉ dùng được cho sim của riêng nội mạng. Tuy nhiên, vừa đến tay người dùng, rào cản này đã nhanh chóng bị xóa chỉ với 40.000 đồng chi cho dịch vụ phá khóa (unlock).


Qua tìm hiểu của phóng viên báo QDND Online, hiện nay trên các trang web rao vặt, cửa hàng mua bán điện thoại hoặc trên diễn đàn tin học trong nước dịch vụ phá khóa điện thoại, trao đổi kinh nghiệm đang diễn ra vô cùng sôi động. Thậm chí trên một số trang web, diễn đàn còn hướng dẫn cho các thành viên dùng điện thoại các cách tự unlock như nhập mã số giả hoặc truy vấn thống tin trên web. Tuy nhiên, các mã số này nhanh chóng bị lỗi do nhà cung cấp trong nước liên tục thay đổi mã bảo mật mới, vì vậy giải pháp tối nhất là đem thẳng đến các điểm dịch vụ phá mã. Tại website www.unlockdienthoai.com, www.muare.vn, www.raovat.vn hay www.vietfones.com.vn ..., tại đây, bất cứ thành viên nào có nhu cầu cũng dễ dàng tìm được cho mình các mối unlock với giá rẻ.
Anh Quang làm việc tại cửa hàng buôn bán điện thoại trên phố Kim Ngưu cho biết: “Bộ Sumo Sim của Viettel giá 350.000 đồng được tặng máy kèm tài khoản 520.000 đồng. Nhưng dùng hết tiền có trong tài khoản rồi, tôi lại được tặng một sim Mobifone, tôi đưa cho phòng kỹ thuật chiếc điện thoại Sumo Sim để phá khóa chỉ 10 phút sau tôi được nhân viên kỹ thuật trả lại máy và bảo đã phá khóa xong”.
Cuộc chạy đua cạnh tranh thương hiệu của các nhà mạng luôn diễn ra sôi động trên thị trường hiện nay, những chiếc điện thoại giá rẻ như Nokia 1200, Sam Sung E1100T, Sumo Sim bị mã khóa bởi nhà cung cấp Viettel, Motorola W175, W156 bị khóa bởi Mobifone, Huawei T156 bị mã khóa bởi Vinaphone…chỉ có ý nghĩa hạn chế sử dụng sim nội mạng trong khoảng thời gian rất ngắn. Tuy nhiên nhu cầu người dùng lại muốn sở hữu chiếc điện thoại thứ hai để mua sim có mệnh giá khuyến mãi cao.
Theo các chuyên gia phá mã của cửa hàng điện thoại di động trên. Hiện nay, dịch vụ phá mã điện thoại giá rẻ của Viettel, Mobifone, Vinaphone đang hút khách mỗi chiếc điện thoại mang đến cửa hàng đều xử lý thành công 100% với thời gian xử lý từ 5 phút đến 10 phút, khách hàng chỉ mất một khoản tiền nhỏ là sử dụng được một chiếc điện thoại bình thường
Bài, ảnh: Văn Phong

Nhà mạng sửa sai với khách hàng VIP


Sau loạt bài của VnExpress.net về việc thuê bao trả sau bị hắt hủi, các mạng di động vội vàng xốc lại chính sách chăm sóc khách hàng và tung ra chương trình khuyến mãi gọi là chuộc tội.

Nguồn tin từ MobiFone cho biết, mạng di động này đã yêu cầu kiểm điểm đối với nhân viên của đơn vị làm dịch vụ chuyển quà tặng sinh nhật cho các thuê bao trả sau. Đồng thời đã có biện pháp để khắc phục ngay tình trạng khách hàng đã chuyển tới nơi làm việc mới mà quà sinh nhật vẫn chuyển tới nơi làm việc cũ.
Thuê bao trả trước đang được ưu ái về cước hơn thuê bao trả sau. Ảnh:
Theo đó, MobiFone bắt buộc người đại diện đi tặng quà sinh nhật cho khách hàng phải gọi điện trước để biết được địa điểm chính xác cần chuyển quà. "Trường hợp chuyển quà không đúng địa chỉ là một sự cố đáng tiếc và chúng tôi chuyển lời xin lỗi tới quý khách hàng vì sơ sót của mình", đại diện của MobiFone cho biết.
Ngoài việc khắc phục tình trạng “quà một nơi, khách một nẻo”, mạng di động này còn tung ra một chương trình chăm sóc đặc biệt khác dành cho các khách hàng trả sau. Theo đó, tất cả các cuộc gọi nội mạng kể từ phút thứ 3 đến phút thứ 5 đều được miễn cước (áp dụng từ 11/9 đến 10/10). Với các cuộc gọi 5 phút nội mạng, khách hàng sẽ được giảm tới 60% cước. Doanh nghiệp này nhẩm tính, với việc có 40% số cuộc gọi nội mạng MobiFone có độ dài từ 2 phút trở lên.
"Khi nghiên cứu nhu cầu của khách hàng chúng tôi thấy rằng, có nhiều khách hàng muốn gọi điện dài hơn một chút so với thời gian 2 phút nhưng kết thúc cuộc gọi sớm vì ngại tốn tiền. Chính vì thế, chúng tôi đưa ra chương trình này giúp khách hàng có thể đàm thoại lâu hơn mà không lo tốn chi phí”, đại diện của MobiFone nói.
Vị đại diện của MobiFone cũng cho biết thêm chương trình tặng 3 phút kể từ thứ 2 mới chỉ là khởi đầu. MobiFone chuẩn bị để đưa ra các chương trình chăm sóc lớn hơn, toàn diện hơn đối với các khách hàng trả sau để tránh việc ưu tiên trả trước hơn là các khách hàng VIP. "Tuy nhiên, việc này cũng cần thời gian chứ không thể làm ngay lập tức", ông này nói thêm.
Sau khi bị phàn nàn khá nhiều về việc bỏ rơi khách hàng đại gia, Viettel cũng bắt đầu tập trung sửa sai. Ngoài các chính sách tặng quà dịp lễ Tết, sinh nhật, tặng thẻ VIP ra vào sân bay… hãng này bổ sung thêm một chương trình tức thời quay số trúng thưởng hằng ngày trong tháng 9. Tổng giá trị giải thưởng của chương trình này lên tới 280 triệu đồng.
Ngoài ra, các khách hàng nằm trong danh sách VIP còn được tham gia một chương trình chăm sóc đặc biệt tại một trong các tỉnh thành như Hải Phòng, Cần Thơ, Quảng Ninh, Đà Nẵng, TP HCM như nghỉ ngơi tại khách sạn 5 sao, tham gia các hoạt động ngoài trời, biểu diễn nghệ thuật…
Một quan chức của Viettel lý giải trước đây các chương trình khuyến mãi cho các thuê bao trả sau thường là tặng tiền trực tiếp vào tài khoản. Chẳng hạn, trong những ngày lễ, Tết, Viettel gửi thặng khách hàng vài chục nghìn đồng trực tiếp vào tài khoản. Với mỗi chương trình như vậy, doanh thu có thể bị giảm hàng chục tỷ đồng nhưng khách hàng rất ít nhận ra vì số tiền khuyến mãi với khách VIP dù là tốn kém với nhà mạng nhưng lại chẳng thấm tháp vào đâu. “Tư duy này của chúng tôi sẽ thay đổi, khách hàng sẽ được đối xử bình đẳng và họ sẽ nhận được những món quá xứng đang với những gì mà họ bỏ ra”, vị quan chức này nói.
Lý giải về việc bỏ bê khách hàng trả sau trong thời gian qua, quan chức cấp cao của một mạng di động lớn cho rằng thuê bao trả trước là những khách hàng được gọi là đại gia có thu nhập cao và mỗi tháng họ chi trả hàng triệu đồng tiền cước nên số tiền khuyến mãi ít ỏi như vậy nếu không làm cẩn thận dễ khiến họ nổi cáu và cho là chẳng bõ bèn. Với thuê bao trả trước - đa phần là người có thu nhập thấp, giới sinh viên thì việc khuyến mãi, nhân giá trị thẻ nạp có vẻ thiết thực hơn.
Hồng Anh

Thắt chặt quản lý thông tin chủ thuê bao


Gần đây, các đại lý bán SIM điện thoại di động vẫn cứ tiếp tục sử dụng thông tin của mình hoặc của người khác để đăng ký cho hàng loạt SIM trả trước rồi bán cho khách hàng.

Việc này gây rối rắm cho việc quản lý, đặc biệt khi thời hạn kết thúc việc đăng ký thông tin đã cận kề vào cuối tháng 12-2009. Trước tình hình này, nhiều mạng di động đã có động thái thắt chặt quản lý, nhiều cá nhân, tổ chức bắt đầu bị phạt tiền vì “đăng ký dỏm”.
Mạng đầu tiên ra tay là Viettel. Theo các nguồn thông tin, Viettel sẽ có hơn 20 triệu SIM phải đăng ký lại vì bị các đại lý đăng ký hàng loạt rồi bán ra cho khách hàng. Mạng này đã rà soát và phát hiện có hơn 9.000 SIM trong tổng số 181.059 SIM đa năng được Viettel phát cho đại lý để thực hiện việc đăng ký thuê bao trả trước đã vi phạm. Các đại lý đã dùng SIM đa năng để đăng ký và kích hoạt hàng loạt rồi tung ra bán cho khách hàng nhưng chỉ với một vài số chứng minh nhân dân. Gần đây, Viettel đã xử phạt các đại lý vi phạm với số tiền là hơn 4,5 tỷ đồng.
Cùng thời điểm, Vinaphone cũng ra thông báo đã khóa hai chiều đối với những SIM đăng ký thông tin giả từ các đại lý. Quyết định này được đưa ra sau khi mạng này rà soát các đại lý và phát hiện gần 5.000 điểm vi phạm về đăng ký thông tin dành cho thuê bao trả trước. Các đại lý thường tự đăng ký số chứng minh nhân dân của người khác để đăng ký cho khách hàng mua SIM, dẫn đến việc một khách hàng có thể sử dụng trên ba SIM, vượt quá số lượng quy định. Hiện Vinaphone có khoảng 20 ngàn đại lý được cung cấp dịch vụ đăng ký thông tin dành cho thuê bao trả trước.
Ngoài hai mạng trên, một số mạng khác cũng có các động thái tích cực hơn đối với các đại lý vốn bấy lâu nay được xem là bất khả xâm phạm. Mặc dù vậy, chắc chắn việc quản lý thông tin chính xác tất cả các số thuê bao phải mất thêm một thời gian dài, vì theo ước tính của các mạng, hiện có ít nhất 40 triệu SIM sẽ phải đăng ký lại bởi số SIM này được các đại lý đứng tên hoặc dùng chứng minh nhân dân của người khác để đăng ký rồi bán ra cho khách hàng.
Việc các mạng xử phạt căn cứ theo Nghị định 50/CP/209/NĐ-CP, nếu các đại lý sử dụng thông tin trên giấy chứng minh nhân dân, chứng minh thư quân đội và công an hoặc hộ chiếu của người này để đăng ký thông tin cho người khác sẽ bị xử phạt 2-5 triệu đồng. Trong trường hợp các chủ điểm giao dịch không thực hiện quy trình tiếp nhận đăng ký thông tin thuê bao di động trả trước có thể bị phạt 5-8 triệu đồng.

Nhiều thuê bao trả sau chuyển sang trả trước


(ANTĐ) - Đứng ngồi không yên khi các thuê bao trả trước dồn dập được nhà mạng khuyến mại, nhiều thuê bao trả sau bắt đầu tính chuyện chuyển sang trả trước. Các mạng di động dường như chưa có động thái nào để chăm sóc nhóm khách hàng chung thủy này.

Chủ nhân số thuê bao 0985.75xxxx cho biết: “Trước kia, cước cuộc gọi trả sau thấp hơn trả trước nên tôi đăng ký thuê bao trả sau. Công việc cần liên lạc nhiều, trả sau có ưu điểm không bị gián đoạn cuộc gọi bởi hết tiền trong tài khoản. Nhưng hiện tại, thuê bao trả sau bị nhà mạng bỏ quên, trong khi thuê bao trả trước liên tiếp được khuyến mãi, cước cuộc gọi cũng rẻ đi, tôi đang có ý định chuyển về trả trước”.
Theo chủ nhân số máy này, trước đây, hàng tháng chị thanh toán cước phí trực tiếp theo hóa đơn, nhưng những tháng gần đây, người thu tiền cước lại cào thẻ để chị nạp thanh toán. Do đó, nhiều khi chị tự chủ động mua thẻ thanh toán giống như trả trước.
Theo phản ánh của nhiều chủ thuê bao, nếu họ mua thẻ tự thanh toán cho thuê bao trả sau, họ sẽ tiết kiệm được vài chục nghìn/lần bởi giá mua thẻ thấp hơn mệnh giá tài khoản trong thẻ. Ví dụ, thẻ Viettel mệnh giá 200.000 đồng, khách hàng mua ngoài thị trường với giá 190.000 đồng, tiết kiệm 10.000 đồng. Nhưng nếu khách hàng cào thẻ từ người thu cước, họ vẫn phải trả đủ 200.000 đồng. Mặt khác, công đoạn cào và nạp thẻ trả trước không khác gì trả sau. Chính vì lý do này, nhiều thuê bao trả sau đang chuyển sang trả trước.
Chủ thuê bao 0983.68xxxx cho biết: “Tiền điện thoại của tôi mất khoảng 200.000 đồng/tháng. Tôi đã chuyển sang trả sau để hưởng cước cuộc gọi rẻ nhưng tôi chỉ dùng trả sau trong 8 tháng, khi Viettel khuyến mại miễn phí cước thuê bao trong thời gian đó. Hết khuyến mại, tôi lại chuyển về trả trước”.
Chủ nhân số máy này cho rằng, nếu mỗi tháng phải trả khoảng 50.000 đồng cước thuê bao nữa thì với mức độ liên lạc như anh, cước cuộc gọi tương đương với cước cuộc gọi trả trước. Trong khi đó, thuê bao trả trước liên tiếp được khuyến mại, thậm chí nhân đôi tài khoản.
Nếu không được chăm sóc, nhiều khách hàng trả sau sẽ chuyển sang trả trước (ảnh minh họa)
Không chỉ so sánh về mức cước phải thanh toán, khách hàng sử dụng điện thoại di động đang bức xúc trước việc bị nhà mạng “bỏ bẵng”. Chủ thuê bao trả sau 0912.3xxxx bày tỏ: “Mỗi tháng cước điện thoại tôi phải thanh toán cho số máy này là gần 1,5 triệu đồng. Nhưng chưa bao giờ tôi được nhà mạng hỏi han, tặng quà hay có bất cứ hành động tri ân nào, ngoài việc được hưởng một vài chương trình khuyến mại hình thức, thưa thớt”.
Đánh giá của khách hàng cho thấy, Mobifone hiện đang là mạng di động chăm sóc khách hàng tốt nhất. Theo chủ thuê bao trả sau 0904.87xxxx, ngày sinh nhật của mình, anh nhận được bó hoa và thiệp chúc mừng từ mạng. Đây là món quà thể hiện doanh nghiệp đã biết quan tâm đến khách hàng của mình. Người đăng ký thuê bao trả sau thường là những người có nhu cầu liên lạc nhiều và không quá khắt khe trong việc chi tiêu cho cước phí điện thoại. Có lẽ vì thế mà nhà mạng bỏ bẵng khách hàng bởi rất yên tâm về họ.
Sau đợt khuyến mãi rầm rộ cho thuê bao trả trước vào tháng 6 năm nay, các mạng tuyên bố kế hoạch chăm sóc khách hàng, nhất là thuê bao trả sau. Tuy nhiên, đến thời điểm này, những hành động quan tâm rõ ràng vẫn là ẩn số. Tất nhiên, Viettel, Mobifone hay Vinaphone đang cố gắng cho ra đời nhiều dịch vụ giá trị gia tăng hấp dẫn chỉ dành cho thuê bao trả sau, nhưng tất cả những dịch vụ này, khách hàng đều phải trả tiền cước sử dụng.
Không có một quà tặng vật chất nào dành cho thuê bao trả sau giống như thuê bao trả trước. Chủ thuê bao 0912.3xxxxx cho rằng: “Đúng là điện thoại bây giờ nhiều tiện ích, ứng dụng, nhưng những dịch vụ mạng cung cấp đều có trên internet. Không ít người có nhu cầu sử dụng internet luôn có máy tính xách tay mang theo, sử dụng máy tính nhanh và dễ chịu hơn điện thoại rất nhiều”.
Khuyến mãi cho thuê bao trả trước, các mạng sẽ nắm ưu thế trong việc phát triển thuê bao và giành khách hàng, nhất là khi tại thị trường Việt Nam, tiềm năng sử dụng điện thoại của người dân còn rất lớn. Tuy nhiên, trong cuộc cạnh tranh này, mạng nào lơ là thuê bao trả sau, họ dễ bị mất những khách hàng trung thành. Và việc đổi sang sử dụng mạng khác có giá cước hấp dẫn hơn, chăm sóc tốt hơn, khách hàng chỉ quyết định trong một sớm một chiều.

Mất hơn 147 triệu đồng vì Chiếm hữu!


TT - Chỉ một ngày sau bài viết Lại gặp nạn từ trò chơi nhắn tin (Tuổi Trẻ ngày 7-9), nhiều nạn nhân khác đã gọi đến đường dây nóng của Tuổi Trẻ. Trong đó, trường hợp “nặng” nhất là anh Nguyễn Trung Hiếu, 26 tuổi, chủ nhân số điện thoại 0949450xxx.

Tham gia trò chơi Chiếm hữu, theo kết quả ngày 16-8, anh giành được giải nhất là chiếc điện thoại Nokia N86 (trị giá 10 triệu đồng) nhưng tiền cước tin nhắn phải trả là 134.242.579 đồng (cộng thêm thuế giá trị gia tăng là hơn 147 triệu đồng, trong tổng số tiền cước điện thoại là 149 triệu đồng).
Ngôi nhà gia đình Trung Hiếu hiện đang sống nằm khuất sau một khu rừng cao su bạt ngàn ở thị xã Long Khánh, Đồng Nai. Đón chúng tôi là người mẹ: bà Thiều Thị Kim Dung, 47 tuổi, là người trực tiếp gọi điện thoại đến Tuổi Trẻ phản ảnh. Bà xót xa kể lại hoàn cảnh gia đình mình: “Những ngày qua, không khí buồn bã ảm đạm bao trùm gia đình tôi. Ngày 16-8, con tôi báo tin mình trúng giải nhất trò chơi Chiếm hữu, tôi chưa kịp mừng thì ngay hôm sau 17-8, bưu điện đã gọi điện thoại đòi nợ với số tiền lên đến 116 triệu đồng. Mới hôm kia, ngay trong ngày cúng 21 ngày mẹ tôi mất, bưu điện lại đưa giấy báo số tiền cước điện thoại thật sự là 149 triệu đồng. Tôi như muốn chết giấc, không thiết ăn uống gì nữa”.
Bản chi tiết cước phí điện thoại của anh Trung Hiếu có tất cả 102 trang kê khai chi tiết các cuộc gọi và tin nhắn, trong đó chủ yếu là các tin nhắn gửi đến tổng đài 7640. Cụ thể trong 24 giờ (từ 9g02 ngày 11-8 đến 9g ngày 12-8) có tổng cộng 516 tin nhắn gửi đến tổng đài với giá 15.000 đồng/tin.
Từ 23g36 ngày 15-8 đến 16g02 ngày 16-8 (thời điểm kết thúc trò chơi), người chơi đã nhắn tổng cộng 1.135 tin nhắn (cũng với giá 15.000 đồng). Ngoài ra, bản kê chi tiết này còn có vô số những tin nhắn đến tổng đài 6740 nhưng giá tiền chỉ khoảng 500 đồng/tin.
Hỏi hai mẹ con có biết thời gian qua Tuổi Trẻ đã có nhiều bài cảnh báo về sự không minh bạch của những trò chơi nhắn tin, bà Dung nói: “Nói thật là từ trước đến nay gia đình tôi không xem báo. Chiều 7-9, một người bạn của chồng tôi sống ở ngoài lộ sau khi đọc Tuổi Trẻ thấy có bài phản ánh về việc một đứa bé ở Biên Hòa chơi Chiếm hữu bị mất tiền nhiều quá và biết chuyện buồn của gia đình tôi nên ông ấy cầm tờ Tuổi Trẻ chạy đến nhà và đưa cho chúng tôi xem. Chúng tôi mới gọi đến đường dây nóng phản ảnh sự việc của gia đình mình”.
“Tôi bị đau tim, viêm xoang, chồng sức khỏe yếu không làm gì được nhiều, cả nhà chỉ trông chờ vào hai đứa con đi làm hằng ngày. Tiền thuốc mỗi ngày kiếm còn khó, lấy đâu mà trả một số nợ lớn đến vậy” - người mẹ lo âu nói tiếp.
Còn với người cha, nỗi lo không chỉ dừng ở đó: “Tui xem trên truyền hình thấy nhiều trò chơi nhắn tin này lắm. Hôm rày thấy trò chơi này cũng đang quảng cáo chơi tháng với giải nhất là chiếc xe trị giá đến hai mươi mấy triệu đồng. Chơi trong tuần thắng có cái điện thoại mà mất hơn trăm triệu, không biết chơi tháng thì người chơi còn mất mát khủng khiếp đến đâu!”.
Tờ thông báo tổng hợp cước viễn thông điện thoại của Trung Hiếu - Ảnh: T.T.D. chụp lại
Kể về trường hợp của mình, anh Nguyễn Trung Hiếu, làm nghề nhạc công tự do, cho biết: “Tôi xem trên truyền hình BTV4 thấy quảng cáo trò chơi này. Đang lúc cảm thấy buồn buồn và rảnh rỗi, tôi lấy điện thoại chơi thử. Đây là lần đầu tiên tôi tham gia một trò chơi như vậy. Tôi cứ nghĩ tiền bị mất cao lắm cũng chỉ bằng giá trị chiếc điện thoại giải nhất của trò chơi thôi. Chứ đâu ngờ...”.
- Biết chứ. Trong thời gian chơi từ 10 đến 16-8 tôi cũng đã gọi điện đến tổng đài (1900571518) để hỏi giới hạn về tin nhắn đối với Vinaphone, họ trả lời rằng giới hạn 300 tin nhắn/ngày. Năm phút không được quá ba tin.
- Tôi thật sự không để ý lắm nhưng tôi thấy rất an tâm vì biết tổng đài đã giới hạn tin nhắn của mình. Thỉnh thoảng kiểm tra trên tổng đài tôi thấy số điện thoại mình đang xếp hạng thứ hai, thứ ba. Chỉ cố chút nữa là được giải nhất nên tôi ráng nhắn tin để đoạt giải nhất luôn.
- Hoàn toàn không có. Đến khi cầm giấy báo cước tôi cảm thấy lo lắm. Không biết mạng Vinaphone có tính nhầm hay không. Tôi nghĩ mình không thể nào nhắn nhiều đến mức như thông báo được.
- Tôi không rõ lắm. Mỗi khi tôi nhắn tin đến 6740, tổng đài thường xuyên trả lời trên điện thoại của tôi 2-3 tin. Có lẽ họ trừ tiền những loại tin nhắn như vậy chăng?
Theo như trả lời của bà Nam Phương - giám đốc điều hành PGM (công ty tổ chức trò chơi Chiếm hữu, Tuổi Trẻ ngày 8-9), công ty chỉ có trách nhiệm cảnh báo khi số lượng tin nhắn vượt quá giới hạn cho phép chứ không thể ngăn chặn.
Việc ghi và tính cước phải phụ thuộc vào nhà mạng. Ngày 9-9, liên lạc với các nhà mạng có liên quan đến trò chơi này, câu trả lời Tuổi Trẻ nhận được hoàn toàn ngược lại.
* Ông Phạm Ngọc Tú, phó giám đốc kinh doanh Vinaphone, cho biết trong hợp đồng với các doanh nghiệp thuê đầu số cung cấp dịch vụ nội dung, Vinaphone đều có yêu cầu đối tác phải có quy định cụ thể việc giới hạn tin nhắn tối đa mỗi ngày, mỗi giờ đối với người sử dụng.
Tuy nhiên, việc lập trình và ngăn chặn tin nhắn quá quy định phải do chính các doanh nghiệp thuê đầu số cung cấp dịch vụ nội dung thực hiện. Nếu thuê bao Vinaphone còn đủ tiền trong tài khoản là vẫn nhắn tin đến các đầu số dịch vụ được.
* Đại diện mạng Viettel cũng cho biết trong các hợp đồng cho thuê đầu số dịch vụ cho các công ty đều có quy định cụ thể về giới hạn nhắn tin từ các thuê bao. Ví dụ mỗi khách hàng Viettel không được nhắn tin đến một đầu số quá 150.000 đồng/ngày.
Viettel cũng quy định rõ doanh nghiệp thuê đầu số đảm bảo quy định về chống tin nhắn dư, đồng thời thường xuyên theo dõi số lượng tin nhắn phát sinh và có trách nhiệm thông báo cho Viettel khi khách hàng sử dụng dịch vụ quá mức quy định. Trong trường hợp doanh nghiệp thuê đầu số không thông báo kịp thời cho Viettel về tin nhắn vượt quá giới hạn thì toàn bộ các tin nhắn dư ấy sẽ không được tính và Viettel sẽ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng.
Riêng MobiFone (mạng di động mà điện thoại anh Nguyễn Mạnh Hưng sử dụng có tham gia Chiếm hữu và mất 19 triệu đồng cho tin nhắn - Tuổi Trẻ ngày 7-9), chúng tôi đã nhiều lần liên lạc hỏi về vấn đề trên, tuy nhiên đến giờ vẫn chưa thấy nhà mạng này trả lời.

Nhà mạng 'trảm' hàng nghìn điểm bán sim di động


Có ít nhất 10.000 điểm bán sim thẻ di động đã bị nhà mạng cắt hợp đồng và phạt tiền tính đến tháng 9 vì tự ý thay mặt khách hàng khai báo thông tin thuê bao trả trước.

Viettel được coi là đơn vị "ra đòn" sớm nhất với các cửa hàng đại lý vi phạm các quy định về quản lý thuê bao di động trả trước. Tính đến tháng 9, hãng đã cắt hợp đồng với hàng trăm cửa hàng đại lý và các cộng tác viên sử dụng sim đa năng khai báo thông tin "ma" cho các khách hàng trả trước.

Viettel ra mắt cổng game cho di động


ICTnews - Hôm qua, Trung tâm kinh doanh VAS của Viettel) ra mắt cổng thông tin dành riêng diễn đàn cho mobile gamewww.UPRO.vn.

Viettel cho biết ngoài cung cấp kho gamedi động chất lượng cao, đa dạng (hành động, mạo hiểm, thể thao, tốc độ…), UPRO còn là diễn đàn trao đổi chia sẻ dành riêng cho những người yêu Game di động, nơi hướng dẫn chơi Game, giải đáp thắc mắc tải game, cùng nhiều tiện ích cho “dế”. Cùng với UPRO, Viettel chính thức công bố Mcoin, đơn vị tiền ảo của Upro. Bên cạnh hình thức tải game bằng soạn tin nhắn, Upro hỗ trợ bạn mua game từ website http://upro.vn trên chính trình duyệt wap của điện thoại. Ngoài ra, còn nhiều liên kết dẫn tới các trang dịch vụ hàng xóm khác của Upro (imuzik, viettel telecom..,) trên góc trái website.

Phạt tù các đối tượng cắt trộm cáp viễn thông quân đội


Ngày 8.9, tại TP.Hạ Long, Tòa án Quân sự Quân khu 3 đã mở phiên tòa xét xử 3 đối tượng cắt trộm cáp viễn thông của TCty Viettel trên địa bàn huyện Hải Hà.

(LĐ) -
Tòa tuyên phạt 54 tháng tù giam đối với Đỗ Văn Hùng và Hoàng Thị Sinh; còn Phạm Văn Đông do chưa đủ tuổi vị thành niên nên không áp dụng hình phạt tù. Trước đó vào tháng 6.2008, Hùng và Đông đã cắt trộm hơn 70 mét cáp lấy đồng bán cho Sinh làm cho hàng trăm thuê bao điện thoại cố định mất liên lạc.
T.N.D

Nhà mạng “trảm” hàng nghìn điểm bán SIM di động


Có ít nhất 10.000 điểm bán SIM thẻ di động đã bị nhà mạng cắt hợp đồng và phạt tiền tính đến tháng 9 vì tự ý thay mặt khách hàng khai báo thông tin thuê bao trả trước. Một cửa hàng bị Viettel phạt gần 7 triệu đồng vì sử dụng sim đa năng kích hoạt cho 138 thuê bao di động trả trước. Ảnh: Hoàng Hà.

Viettel được coi là đơn vị "ra đòn" sớm nhất với các cửa hàng đại lý vi phạm các quy định về quản lý thuê bao di động trả trước. Tính đến tháng 9, hãng đã cắt hợp đồng với hàng trăm cửa hàng đại lý và các cộng tác viên sử dụng SIM đa năng khai báo thông tin "ma" cho các khách hàng trả trước.
Theo quy định về quản lý thuê bao trả trước của Bộ Thông tin và Truyền thông, các doanh nghiệp phải hoàn tất thủ tục khai báo thông tin cho khách hàng trước 31/6. Để đạt được mục tiêu, ngoài việc khai báo thông tin trực tiếp tại cửa hàng đại lý, nhà mạng còn tạo điều kiện cho khách hàng được khai báo thông tin qua tin nhắn và tặng một khoản tiền nhất định cho mỗi thuê bao đăng ký thành công.
Hiện 3 hãng viễn thông VinaPhone, MobiFone và Viettel Telecom đang có hàng trăm nghìn điểm bán hàng và đội ngũ cộng tác viên trên toàn quốc. Các cửa hàng, đại lý này đều được sử dụng SIM đa năng để thay nhà mạng tiếp nhận thông tin khai báo của khách hàng. Thẻ SIM này kết nối với hệ thống mạng để chuyển tải những dữ liệu cá nhân của các thuê bao, gồm họ tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh thư hoặc hộ chiếu. Với mỗi SIM đăng ký thành công, chủ đại lý cửa hàng được hưởng tỷ lệ phần trăm nhất định cùng với khoản tiền thưởng 12.000-16.000 đồng. Với khoảng 4 triệu SIM đã đăng ký, các đại lý có thể hưởng tới 640 tỷ đồng.
Chính vì những ưu ái của nhà mạng đối với các điểm bán hàng nên tiêu cực cũng phát sinh. Một số đại lý đã sử dụng SIM đa năng, thậm chí thiết bị của Trung Quốc để kích hoạt hàng triệu số di động, tự khai báo thông tin "ma" và bán ra thị trường.
Theo kết quả kiếm tra của Công ty Viettel Telecom trong tổng số hơn 181.000 SIM đa năng được phát cho các cửa hàng đại lý, cộng tác viên có tới gần 9.200 SIM vi phạm quy định về đăng ký thông tin cá nhân. Nghĩa là cửa hàng đại lý sử dụng SIM đa năng kích hoạt một loạt thuê bao trả trước để bán cho người tiêu dùng. Tính đến tháng 9, tổng số khách hàng sử dụng SIM di động không do mình đứng tên được Viettel phát hiện gần 460.000.
Lãnh đạo hãng viễn thông có số lượng thuê bao lớn nhất VN - Viettel Telecom khẳng định: "Chúng tôi không nương tay với bất kể cửa hàng đại lý nào vi phạm". Ngoài việc dừng hoạt động của các SIM đa năng, cắt hợp đồng, Viettel còn tiến hành phạt đối với các trường hợp vi phạm. Viettel cũng là đơn vị đầu tiên tăng mức phạt đối với các trường hợp vi phạm thêm 10.000 đồng mỗi SIM bên cạnh quy định về xử phạt của Bộ Thông tin và Truyền thông. Tính đến tháng 9, tổng số tiền mà hãng phạt với các chủ SIM là trên 4,75 tỷ đồng.
Trong đó, một đại lý ở Hải Phòng trong tháng 9 đã bị phạt gần 7 triệu đồng phát sinh vì đăng ký thông tin sai cho 138 thuê bao.
Số liệu công bố của VinaPhone cũng cho thấy tính đến tháng 9 đã có 4.836 điểm bán hàng trong tổng số 20.000 cửa hàng đại lý của hãng đã bị cắt hợp đồng vì vi phạm các quy định về quản lý thuê bao trả trước. Số lượng điểm bán hàng bị hủy hợp đồng của MobiFone cũng tương đương.
Ông Nguyễn Đình Chiến - Trưởng phòng kế hoạch bán hàng của MobiFone cho hay hãng đang tiến hành rà soát trên 40.000 cửa hàng đại lý để phát hiện và xử lý các thông tin "ma", đảm bảo quyền lợi của người sử dụng và tuân thủ quy định của cơ quan quản lý.
Theo VnExpress.

Mánh trục lợi của đại lý mạng di động


Sau gần 1 năm thực hiện quản lý thuê bao điện thoại di động trả trước; với hàng loạt văn bản, quy định xử phạt được ban hành; song đến nay chính sách này vẫn chưa đạt hiệu quả.

(LĐ) -
Nguyên nhân là DN quản lý lỏng lẻo, trong khi đó đại lý mạng di động vì lợi nhuận nên sẵn sàng áp dụng mánh lới gian dối để trục lợi.
Theo tính toán của các DN và Bộ Thông tin và Truyền thông thì hiện có tới 50% thuê bao di động trả trước là đăng ký thông tin ảo. Nguyên nhân rất đơn giản là các đại lý của các mạng đã dùng sim đa năng và kích hoạt thuê bao một cách vô tội vạ để trục lợi. Với mỗi sim kích hoạt mới, đại lý được hưởng tiền hoa hồng từ phía DN di động từ khoảng 12.000đ - 16.000đ.
Bên cạnh đó, các đại lý này còn móc túi của khách hàng khi "ăn bớt" số tiền khuyến mãi đáng ra khách hàng được hưởng; sau đó "bán tiền ảo trong tài khoản" cho các thuê bao. Theo tính toán, với vài chục triệu thuê bao ảo hiện nay, các đại lý đã có thể trục lợi nhiều tỉ đồng. Trong khi đó, theo tính toán của các DN và Bộ Thông tin và Truyền thông thì sẽ có ít nhất 40 triệu thuê bao di động phải đăng ký lại thông tin bằng cách trực tiếp đến giao dịch tại các cửa hàng chính thức, nếu không muốn bị cắt dịch vụ.
Trao đổi về vấn đề này, đại diện Viettel cho biết qua quá trình kiểm tra đại lý, chủ nhân Lưu Đình Quang (Hải Phòng) đã dùng sim đa năng kích hoạt và đăng ký thông tin cá nhân cho 138 số thuê bao trả trước. Trong đó, có tới 30 trường hợp đăng ký thuê bao cùng tên Nguyen Phu Hung, 38 trường hợp mang tên Nguyen Thi Huyen, 31 trường hợp mang tên Nguyen Thu Hang và 39 trường hợp mang tên Ta Ta Va.
Cty Viettel đã tiến hạnh xử phạt điểm bán này số tiền 6.900.000đ. Cũng theo Viettel, qua các đợt rà soát, tổng số sim đa năng vi phạm lên tới hơn 9.170 trường hợp với tổng số hơn 450.000 thuê bao đăng ký thông tin gian dối và không chính xác. Cty này thực hiện phạt đại lý, thuê bao vi phạm số tiền lên tới hơn 4,7 tỉ đồng.
Đại diện Bộ Thông tin - Truyền thông và các DN di động khác cho biết, trong thời gian tới sẽ tăng cường thanh tra, xử phạt các đại lý và thuê bao vi phạm. Theo quy định hiện hành, mỗi cá nhân chỉ được sở hữu 3 thuê bao/mạng di động; đến hết năm 2009, thuê bao nào không đăng ký thông tin cá nhân sẽ bị cắt dịch vụ.
Anh Xuân

Campuchia đánh giá cao sự hỗ trợ của Viettel


Hoạt động của Viettel được đánh giá cao, đặc biệt là việc lắp đặt mạng lưới đường cáp quang nối Phnom Penh với các tỉnh trong cả nước.

Ngày 7/9, Phó Thủ tướng, Chánh Văn phòng Hội đồng bộ trưởng Campuchia, ông Sok An đã đánh giá rất cao hoạt động của Tổng Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel) tại Campuchia.
Tại buổi tiếp ông Hoàng Anh Xuân, Phó Chủ tịch Viettel của Việt Nam, Phó Thủ tướng Campuchia nhấn mạnh việc lắp đặt mạng lưới đường cáp quang nối thủ đô Phnom Penh với các tỉnh trong cả nước đã đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc giữa trung ương với các địa phương.
Ông Sok An cho rằng sự hợp tác của Viettel sẽ giúp Chính phủ Campuchia có thể sớm triển khai một hệ thống chính phủ điện tử, nâng cao năng lực quản lý nhà nước và giảm nhẹ những thủ tục hành chính rườm rà hiện nay.
Phát biểu tại buổi tiếp, ông Hoàng Anh Xuân khẳng định Viettel sẽ tuân thủ đầy đủ các quy định của Luật đầu tư Campuchia nhằm duy trì sự hợp tác lâu dài. Hoạt động đầu tư của Viettel tại Campuchia không chỉ nhằm mục đích lợi nhuận thương mại mà còn nhằm thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp truyền thống giữa Việt Nam và Campuchia.
Ông Xuân nói Viettel sẽ nỗ lực hỗ trợ Campuchia phát triển hệ thống viễn thông điện tử để mọi người dân nước này đều được hưởng dịch vụ điện thoại di động tốt với giá cước thấp./.
(TTXVN/Vietnam+)

Cắt trộm cáp viễn thông để lấy tiền chơi game


(VnMedia) - Sáng nay (8/9), tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Tòa án Quân sự khu vực 1 (Quân khu 3) đã mở phiên tòa xét xử lưu động và tuyên phạt 3 đối tượng cắt trộm cáp đồng viễn thông của Chi nhánh kỹ thuật Quảng Ninh, Tổng công ty Viễn thông quân đội trên địa bàn huyện Hải Hà với tổng hình phạt 9 năm tù giam.

Quang cảnh phiên tòa

Khoảng 23 giờ, ngày 15/6/2008, Phạm Văn Đông, sinh năm 1993, trú tại xã Quảng Chính và Đỗ Văn Hùng, sinh năm 1990, trú tại xã Quảng Trung, đều ở huyện Hải Hà do không còn tiền chơi điện tử, rủ nhau đi cắt trộm cáp đồng của Chi nhánh kỹ thuật Quảng Ninh (Tổng Công ty Viễn thông Quân đội).

Khi đi Đông và Hùng mang theo dao và cưa sắt mua từ trước ở chợ thị trấn. Đến khu 4, phố Nguyễn Du, thị trấn Quảng Hà, Hùng và Đông đã cắt trộm hơn 70m cáp đồng sau đó đốt lấy đồng bán cho Hoàng Thị Sinh, sinh năm 1975, trú tại huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên (là người hướng dẫn cách cắt trộm và mua đồng nhiều lần từ Hùng và Đông).

Cơ quan điều tra đã làm rõ, trong năm 2008, các đối tượng này đã nhiều lần cắt trộm cáp viễn thông trên địa bàn huyện Hải Hà, gây thất thoát hàng chục triệu đồng và làm mất liên lạc cho hàng trăm thuê bao điện thoại cố định...

Căn cứ vào bản án phiên tòa xét xử ngày 30/12/2008 của Toàn án huyện Hải Hà, Tòa án Quân sự khu vực 1 (Quân khu 3) đã tuyên phạt, tăng mức án từ 48 tháng lên 54 tháng tù giam đối với Đỗ Văn Hùng; Hoàng Thị Sinh giữ nguyên mức 54 tháng tù giam; Phạm Văn Đông do chưa đến tuổi vị thành niên nên chịu mức án dân sự. Tổng số tiền mà ba bị cáo phải bồi hoàn là gần 7 triệu đồng.

Kim Lung


Những con số 9 may mắn từ Viettel - nhân ngày 09/09/2009.


(24h) - Được xem là ngày may mắn cho tất cả khách hàng, nhân ngày 09/09/2009 Viettel tổ chức chương trình chăm sóc khách hàng đặc biệt dành cho các khách hàng tại Tp.Hồ Chí Minh: “Những con số 9 may mắn”.

Đây là một trong rất nhiều chương trình chăm sóc khách hàng mà Viettel đang triển khai trên toàn quốc trong tháng 9 này như “Trò chuyện tháng 9”, “Tri ân khách hàng nơi cội nguồn sông nước”… Theo đó, Viettel sẽ dành tặng hơn 2.000 món quà cho các khách hàng đến giao dịch tại hệ thống cửa hàng. Mỗi khách hàng khi đến giao dịch bất cứ dịch vụ nào có phát sinh cước từ Viettel trong ngày 09/09 sẽ được tặng 1 phiếu tham dự và cào trúng thưởng với cơ cấu giải thưởng như sau: • 1 giải đặc biệt : là 1 chiếc điện thoại Black Berry trị giá 12.760.000 đồng. • 9 giải nhất : mỗi giải là 1 bộ D-Com Easy trị giá 900.000 đồng. • 99 giải nhì : mỗi giải là 1 phiếu ưu đãi lắp đặt miễn phí 1 thuê bao Internet (ADSL), 1 thuê bao điện thoại cố định có đây (PSTN) hoặc 1 thuê bao điện thoại bàn không dây (Homephone) miễn phí từ Viettel. • 999 giải ba : mỗi giải là 1 thẻ cào mệnh giá 20.000 đồng. • Và giải khuyến khích : không giới hạn, mỗi giải là 1 móc khóa xe máy xinh xắn. Khách hàng sẽ được nhận ngay giải ba và giải khuyến khích ngay tại cửa hàng trong ngày 09/09. Đối với giải đặc biệt và giải nhất, Viettel Chi nhánh Hồ Chí Minh sẽ tiến hành thông báo và tổ chức trao trong ngày 12/09/2009. Trong trường hợp khách hàng trúng thưởng 99 giải nhì, khách hàng sẽ làm thủ tục và nhận quà tại bất cứ cửa hàng nào trong thời hạn 10 ngày sau khi trúng giải. Ông Đỗ Thanh Hải, Giám đốc Viettel Chi nhánh Tp.HCM cho biết: “Qua chương trình, Viettel mong muốn đem đến cho tất cả các khách hàng tại Tp.Hồ Chí Minh một chương trình thực sự ý nghĩa và thiết thực. Đó cũng là lời cảm ơn chân thành mà Viettel mong muốn gửi đến khách hàng Hồ Chí Minh đã tin tưởng và ủng hộ Viettel trong thời gian qua.” Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ: 19008198 hoặc tất cả các cửa hàng Viettel tại Tp.Hồ Chí Minh.

Viettel giảm giá bộ hòa mạng SumoSim


ICTnews - Viettel vừa giảm giá bộ hòa mạng Sumo Sim từ 445 - 500.000đ xuống còn 350 - 400.000 đồng.

Các thuê bao hòa mạng Sumo Sim sẽ nhận được một điện thoại di động, một bộ simcard có tổng tài khoản lên tới 520.000 đồng. Viettel cho hay những điện thoại bán kèm trong bộ hòa mạng Summo Sim do công ty đặt hàng từ các nhà sản xuất thiết bị uy tín, có các tính năng như: màn hình màu, pin lâu, sóng khỏe, nhạc chuông đa âm, bàn phím dễ thao tác. Ngoài ra, các thuê bao hòa mạng Sumo Sim hiện có thể chọn di động Samsung E1100T. Với giảm giá mới này, các thuê bao hòa mạng Sumo Sim được giảm từ 100-150.000 đồng. Bộ hòa mạng này của Viettel là nhắm đến các khách hàng có thu nhập trung bình, người dân vùng sâu, vùng xa và những vùng kinh tế khó khăn.

Thị trường CNTT: Ở khó, đi còn khó hơn!


Sau một thời gian chờ đợi, cuối cùng thị trường di động chứng kiến sự ra đời của mạng di động thứ 8 – mạng Indochina của Công ty Đông Dương Telecom vào ngày 19/8 vừa qua. Và có lẽ thị trường cũng sẽ phải chứng kiến sự ra đi của “người hùng” CDMA đầu tiên.


Sau khi SK Telecom công bố thông tin sẽ không tiếp tục đầu tư vào mạng di động S-Fone tại Việt Nam (dịch vụ hợp tác kinh doanh giữa SK Telecom và Công ty cổ phần Dịch vụ bưu chính viễn thông Sài Gòn (SPT)), thị trường đang chờ đợi động thái của một nhà mạng vốn đã được kỳ vọng khá nhiều khi xuất hiện.
Đi trước về sau
Cách đây 6 năm, mạng di động S-Fone ra đời với rất nhiều hứa hẹn sẽ mang lại cho người dùng những dịch vụ và tiện ích hấp dẫn trên nền công nghệ CDMA, đồng thời phá vỡ thế độc tôn của 2 nhà mạng khi ấy là Vinaphone và MobiFone. Xét về thâm niên, S-Fone còn ra đời trước Viettel đến 2 năm. Thế nhưng, mặc dù có được cả thiên thời (ra đời vào thời điểm thị trường còn rất “rộng rãi” và mới chỉ là mạng di động thứ 3 trên thị trường) và địa lợi (lợi thế về công nghệ CDMA so với GSM khi ấy) thế nhưng chiến lược kinh doanh không hợp lý đã khiến S-Fone bị tụt lại khá xa so với các mạng khác.
Ông Hồ Hồng Sơn, Giám đốc trung tâm S-Telecom cho biết, tính đến thời điểm này, S-fone có gần 7,3 triệu thuê bao kích hoạt, trong đó số thuê bao hoạt động trên mạng xấp xỉ 4 triệu, số thuê bao sử dụng thường xuyên hàng tháng khoảng 1,5 triệu. Một con số đã vượt xa so với mục tiêu chiến lược mà hai đối tác SK Telecom (Hàn Quốc) và SPT đặt ra là một triệu thuê bao vào năm 2016. Thế nhưng, chính ông Sơn cũng thừa nhận số thuê bao này “so với tình hình phát triển thực tế thị trường di động Việt Nam còn rất khiêm tốn”. Sự khiêm tốn này có thể bắt nguồn từ chính mô hình Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) giữa SK Telecom và SPT.
7,3 triệu thuê bao cùng giá trị thương hiệu là điều mà S-Fone phải đánh đổi nếu từ bỏ CDMA
Ra đời trong thời điểm quy định của ngành viễn thông không cho thành lập liên doanh nên những điều khoản pháp lý của mô hình BCC không còn phù hợp để S-Fone phát triển. Theo mô hình này, S-Fone chỉ là một trung tâm trực thuộc SPT không có quyền quyết định bất kỳ một hoạt động nào mang tầm chiến lược phát triển. Đặc biệt, mô hình BCC không được phép vay vốn hoặc kêu gọi đầu tư. Ngoài ra, mặc dù đã rót vào S-Fone gần 200 triệu USD, nhưng do ràng buộc của các điều khoản của BBC nên mọi quyết định có tính chất pháp lý như việc sử dụng con dấu, quyết sách cuối cùng… lại nằm trong tay SPT. Chính vì thế, việc SK Telecom không còn mặn mà với việc tiếp tục rót vốn đầu tư để phát triển mạng S-Fone là điều hoàn toàn dễ hiểu. Điều này lý giải cho việc vùng phủ sóng của S-Fone vẫn rất hẹp. Và chính vì thế, ngoài hạn chế về việc sự lựa chọn của người dùng bị hạn chế do máy điện thoại CDMA chỉ sử dụng được cho 1 mạng (máy điện thoại GSM có thể sử dụng được rất nhiều mạng) thì S-Fone còn tự nói lời chia tay với những người thường xuyên phải di chuyển.
Sẽ có một Vietnamobile thứ 2?
Cũng sử dụng công nghệ CDMA như S-Fone, nhưng có vẻ như HTMobile đã nhanh chóng nhận ra những điểm yếu của mình trong cuộc cạnh tranh với các mạng GSM khác nên đã mạnh dạn làm cuộc “thay máu” từ CDMA sang GSM. Tất nhiên, sự thay đổi này cũng đã khiến thương hiệu của HTMobile chịu ảnh hưởng khá nặng nề khi chịu tiếng “đem con bỏ chợ” đối với các thuê bao của mình. Phải chăng vì lý do này nên sau khi chuyển đổi, mạng này đã phải chọn 1 cái tên khác là Vietnamobile thay cho HTmobile?
Cho tới thời điểm này, đã có khá nhiều người đặt ra tình huống S-Fone sẽ học theo HTMobile để chuyển qua công nghệ GSM. Tuy nhiên, điều này là rất khó xảy ra. Bởi dù là “mạng nhỏ” nhưng hoàn cảnh của S-Fone và HTMobile lại rất khác nhau. Việc HTMobile chấp nhận bỏ hơn 100.000 thuê bao sau hơn 1 năm ra đời là cái giá khá đắt, nhưng vẫn có thể chấp nhận được. Nhưng trong trường hợp của S-Fone, sau 6 năm có mặt trên thị trường, thương hiệu S-Fone cũng đã phần nào được khẳng định và rất khó có thể tính toán được những thiệt hại nếu phải từ bỏ thương hiệu này để xây dựng một thương hiệu mới như kiểu HTMobile-Vietnamobile. Hơn nữa, nếu chuyển sang GSM cũng đồng nghĩa với việc từ bỏ 7 triệu thuê bao trung thành đồng thời đánh mất uy tín của mình - tài sản vô giá với một doanh nghiệp.
Ngoài ra, việc S-Fone không được cấp phép 3G cũng chính là điểm cần tính đến nếu chuyển sang GSM. Có thể nói, với các doanh nghiệp viễn thông (nhất là sử dụng công nghệ GSM) thì giấy phép 3G cũng gần như một giấy thông hành cho tương lai. Chính vì thế, việc S-Fone (chính xác là SPT) không được cấp phép 3G có thể là một thất bại trong cuộc đua, nhưng chính lý do này khiến nhà mạng này sẽ phải quyết tâm tiếp tục duy trì công nghệ CDMA. Nói như vậy vì mặc dù không được cấp phép 3G, nhưng trên thực tế, dịch vụ 3G được các nhà cung cấp dịch vụ CDMA cung cấp trên nền tảng công nghệ CDMA 2000 1x EV - DO. Với công nghệ này, các mạng di động này đã cung cấp cho khách hàng một số dịch vụ 3G như: Mobile Internet, xem phim, nghe nhạc theo yêu cầu… Như vậy, đối với việc cung cấp dịch vụ 3G thì các mạng CDMA đã đi trước các mạng GSM một bước. Và, cho dù không được “hoành tráng” bằng cái mác 3G, nhưng nếu S-Fone giải quyết được những vướng mắc trong hợp tác kinh doanh, và nếu được tiếp máu bằng những khoản đầu tư vào hạ tầng kỹ thuật cũng như các thiết bị đầu cuối, chắc chắn các thuê bao của S-Fone cũng sẽ được hưởng những dịch vụ tiện ích trên nền 3G như các thuê bao khác.
Vấn đề bây giờ đối với S-Fone chỉ là, liệu mạng này sẽ giải quyết xong những vướng mắc với SK Telecom để phát triển hay chia tay đối tác để đón nhận một nhà đầu tư khác?
Thang Duy

SumoSim–Khuấy động thị trường di động bằng giá thấp


Khách hàng chỉ cần 350.000-400.000 đồng để sở hữu bộ hòa mạng kèm chiếc điện thoại với simcard có tổng tài khoản 520.000 đ.

Viettel vừa thay đổi chính sách bán hàng đối với các bộ hòa mạng Sumo Sim. Với chính sách mới hỗ trợ người tiêu dùng của Viettel, khách hàng chỉ cần trả 350.000-400.000 đồng để sở hữu một bộ hòa mạng kèm chiếc điện thoại với simcard có tổng tài khoản 520.000 đ.
Điện thoại được sử dụng trong các bộ hòa mạng Summo sim do Viettel đặt hàng riêng các nhà sản xuất thiết bị đầu cuối uy tín trên thế giới thiết kế, có ưu điểm nhỏ gọn, trẻ trung, thời trang.
Chính sách ưu đãi với bộ hòa mạng Sumo Sim mới mà Viettel thực hiện nhằm tạo thêm nhiều cơ hội dùng di động cho những người dân có thu nhập trung bình, người dân vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn… giúp thu hẹp khoảng cách số giữa thành thị và nông thôn, góp phần xã hội hóa dịch vụ di động.
Ông Hoàng Sơn, Giám đốc Viettel Telecom cho biết: “Viettel tiếp tục nghiên cứu để đưa ra những chính sách mới, liên kết và trợ giá máy đầu cuối cho khách hàng sử dụng dịch vụ của mình. Không chỉ những người có mức thu nhập trung bình, các bộ Sumo Sim với mức giá mới hấp dẫn này cũng là cơ hội đối với nhiều người đang tìm cho mình chiếc điện thoại thứ hai, bên cạnh chiếc điện thoại chính đang sử dụng. Các bộ hòa mạng Sumo Sim 3,4,5 hội đủ những yếu tố mà nhóm khách hàng này nhằm tới như giá thành rẻ lại kèm một chiếc điện thoại đầy đủ tính năng”.
Bộ Sumo sim 3 và 4 có mệnh giá 350.000 đ gồm máy điện thoại VT316Z hoặc VT210H cùng 1 sim Tomato có 520.000 đồng trong tài khoản.
Bộ Sumo sim 5 có mệnh giá 400.000 đ gồm 01 máy Samsung E1100T cùng 01 sim Tomato có 520.000 đồng trong tài khoản.
Cả 3 bộ Sumo Sim 3,4,5 khi kích hoạt sẽ có ngay 70.000 đ trong tài khoản. 450.000 đ còn lại sẽ được cộng dồn trong vòng 18 tháng, mỗi tháng thuê bao được cộng thêm 25.000 đ.
A.Vũ

Giảm giá bộ hòa mạng SumoSim của Viettel


Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) vừa áp dụng mức giảm giá từ 100.000 - 150.000 đồng đối với bộ hòa mạng SumoSim.


Theo đó, mức giá bán của bộ hòa mạng này sẽ giảm từ 445.000 đồng và 500.000 đồng xuống còn 350.000 đồng và 400.000 đồng. Khi mua bộ hòa mạng này, khách hàng sẽ có ngay một Sim hòa mạng trong đó có sẵn tài khoản 520.000 đồng và một máy điện thoại di động.
Đại diện nhà mạng này cho biết, việc áp dụng chính sách ưu đãi với bộ hòa mạng SumoSim mới là nhằm tạo thêm nhiều cơ hội dùng điện thoại di động cho những người dân có thu nhập trung bình, người dân vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn…, giúp thu hẹp khoảng cách số giữa thành thị và nông thôn, góp phần xã hội hóa dịch vụ di động.
“Mật độ dùng điện thoại di động của Việt Nam vẫn chưa cao là do giá thành thiết bị đầu cuối đắt. Đây cũng là rào cản khiến khách hàng có thu nhập thấp, khách hàng đang dùng di động muốn dùng thêm một số liên lạc nữa còn e ngại chưa muốn sử dụng dịch vụ. Vì thế, Viettel tiếp tục nghiên cứu để đưa ra những chính sách mới, liên kết và trợ giá máy đầu cuối cho khách hàng sử dụng dịch vụ của mình.”, Giám đốc Viettel Telecom, ông Hoàng Sơn đánh giá.
SumoSim là bộ hòa mạng trọn gói được Viettel Telecom tung ra thị trường hồi giữa tháng 11/2008 với mục đích đẩy nhanh quá trình phổ cập hóa dịch vụ thông tin di động.

Thị trường di động: Khuyến mại đang bị thả nổi


KTĐT - Các chương trình khuyến mại này lại được xem là nguyên nhân chính gây ra tình trạng “sim rác”, thuê bao ảo... tràn lan.

Hiện nay có rất nhiều chương trình khuyến mại của các hãng di động để khách hàng thoải mái lựa chọn. Ảnh: C.H

Bộ Thông tin và Truyền thông đang nỗ lực để quản lý thuê bao trả trước thì dường như lại quá “lỏng tay” trong việc kiểm soát các chương trình khuyến mại di động của các doanh nghiệp viễn thông.
Các chương trình khuyến mại này lại được xem là nguyên nhân chính gây ra tình trạng “sim rác”, thuê bao ảo... tràn lan.
Cứ “khóc” là được... “bú”?
Theo quy định, các doanh nghiệp viễn thông chiếm thị phần khống chế (từ 30% trở lên) khi tăng, giảm giá cước phải được sự chấp thuận của Bộ Thông tin và Truyền thông. Đây là quy định nhằm tránh tình trạng độc quyền, nâng giá cước quá cao của các doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế. Đó là cách bảo vệ quyền lợi cho khách hàng, đồng thời nhằm tránh việc các “đại gia” cạnh tranh không lành mạnh, chèn ép doanh nghiệp mới gia nhập. Tuy nhiên, thời gian gần đây, khi các “đại gia” tung ra hàng loạt các chương trình khuyến mại rầm rộ hướng vào các thuê bao trả trước, thuê bao mới, thì vô hình trung, giá cước bị đẩy xuống thấp. Trong khi Viettel làm lại chương trình “đại khuyến mại” tặng 151% giá trị thẻ nạp tiền cho tất cả các thuê bao trả trước, chỉ áp dụng cho gọi nội mạng, thì MobiFone, VinaPhone cũng tung ra chương trình tặng 100% giá trị thẻ nạp cho gọi cả nội mạng và ngoại mạng. Thực tế, với các các chương trình giảm giá khuyến mại này, các “đại gia” đã giảm hơn 50% cước cho tất cả các thuê bao trả trước. Như vậy, dễ hiểu khi người ta đặt ra câu hỏi, phải chăng các “đại gia” đang mượn các chương trình khuyến mại để “lách luật” giảm giá cước?
Điều đáng nói là trong khi Bộ Thông tin và Truyền thông đang nỗ lực siết chặt quản lý thuê bao trả trước thì dường như lại “lỏng tay” với các chương trình khuyến mại của các doanh nghiệp thông tin di động. Mà chính những chương trình khuyến mại này được coi là nguyên nhân gây ra tình trạng “sim ma, sim rác” tràn lan, làm gia tăng thêm gánh nặng cho việc quản lý thuê bao trả trước. Mới đây, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phải lùi thời hạn cắt các thuê bao trả trước vượt quá hạn mức cho phép đến ngày 31/12, vì các “đại gia” di động đồng loạt “kêu khó” thực hiện rà soát. Vừa kêu khó vừa làm khuyến mại kiểu này, không hiểu điều gì đang diễn ra với các “đại gia” di động? Không lẽ họ cứ “khóc” là được cho “bú”?
Còn về phía cơ quan quản lý nhà nước, thực tế, Quyết định 39/2007 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý giá cước dịch vụ bưu chính, viễn thông tại Điều 7, Khoản 3 đã có quy định cấm các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông lợi dụng các hình thức quảng cáo, khuyến mại để bán dịch vụ dưới giá thành. Tức là, các chương trình khuyến mại đã sớm nằm trong quy định quản lý, nhưng dường như hiện nay quy định này đang không được quan tâm đúng mức. Đến nay vẫn chưa có một điều tra hay báo cáo chính thức nào được công bố về các chương trình khuyến mại của các hãng di động.
Đa số khách hàng không được hưởng lợi
Khi Beeline ra đời, thương hiệu di động này có một chiến lược rõ ràng hướng tới khách hàng tiềm năng mới, đó là giới trẻ, sinh viên. Đây là nhóm khách hàng được cho là sẽ mang lại một thị phần không nhỏ cho Beeline trong vài ba năm tới. Ngay khi hòa mạng, Beeline đã tỏ rõ định hướng của mình bằng chương trình tặng sim miễn phí cho sinh viên. Có thể các “đại gia” đã sớm lo lắng cho cho vị thế độc quyền về thị phần của mình trong một tương lai không xa. Viettel là mạng di động đi tiên phong trong việc thực hiện các chương trình ưu đãi nhằm vào sinh viên, giới trẻ. Mới đây, MobiFone cũng công bố một chương trình lớn dành cho sinh viên với việc tặng hàng trăm nghìn sim di động miễn phí cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trên toàn quốc.
Bằng các chương trình “đại khuyến mại” này, các “đại gia” với lợi thế sẵn có về thị phần và tài chính tích lũy của mình đang tạo ra một sức ép không nhỏ lên các doanh nghiệp mới gia nhập thị trường. Đây là một cuộc chiến giành giật thị phần khi các chương trình khuyến mại đều hướng vào nhóm khách hàng mới, khách hàng hay thay đổi. Trong khi các thuê bao trả trước, thuê bao mới được nhận rất nhiều ưu đãi, thì các thuê bao trả sau của cả 3 mạng di động lớn trên gần như chưa bao giờ nhận được một chương trình khuyến mại giảm cước tương tự. Nhiều thuê bao trả sau đã tự tìm công bằng cho mình bằng cách chuyển sang dịch vụ trả trước hoặc dùng thêm một “sim rác”. Tuy nhiên, theo khảo sát ý kiến trên các diễn đàn di động, số này không nhiều.
Cuối cùng, những chương trình khuyến mại rầm rộ, ngoài tác dụng quảng bá hình ảnh cho các công ty, cũng chỉ một nhóm nhỏ khách hàng, chủ yếu là những người mới gia nhập thị trường được hưởng lợi. Còn phần lớn những khách hàng ổn định, những thuê bao trả sau, lại hầu như không được hưởng lợi gì từ những chương trình này. Thậm chí, họ còn phải chịu hậu quả của sự quá tải mạng, của những rắc rối đến từ những chiếc “sim ma, sim rác”.
Khuyến mại không phải là cách hay để chiếm thị phần
Trên thế giới các hãng viễn thông di động đều xác định rất rõ ràng những thế mạnh để chiếm lĩnh thị phần. Thứ nhất là chất lượng mạng, sóng có tốt không, vùng phủ sóng có rộng khắp hay không? Thứ hai là chăm sóc khách hàng có tốt không, dịch vụ hỗ trợ có tốt không? Thứ ba mới là đến các chương trình khuyến mại, hậu mãi mà ở Việt Nam hiện nay nhiều công ty đang sử dụng như một công cụ để chiếm lĩnh thị phần. Sở dĩ có việc này do nước ta có một đặc thù riêng, ở đa số các nước trên thế giới người ta có chính sách cho phép người dùng có thể giữ nguyên số và đổi mạng sử dụng, như ở Singapore và Hồng Kông (Trung Quốc) đã áp dụng cách này. Nhưng Việt Nam hiện nay, người dùng muốn đổi mạng phải đổi số mà đây là việc cực kỳ bất tiện. Có thể các nhà mạng nắm được tâm lý ngại đổi số này mà bỏ mặc những khách hàng trả sau, những khách hàng lâu năm. Còn về việc giữ số đổi mạng, tôi khẳng định, chúng ta đủ khả năng làm việc này. Trước đây chúng tôi đã đề nghị với Tổng cục Bưu chính - Viễn thông cho thực hiện chính sách này nhưng đến nay không hiểu sao vẫn chưa thực hiện.
TS Phạm Công Hùng, giảng viên Đại học Bách khoa Hà Nội
Biết đâu các hãng di động khuyến khích đổi từ trả sau sang trả trước?
Với các chương trình khuyến mại này tôi nghĩ rằng các công ty có thể thực hiện được 2 mục tiêu: Thứ nhất giành được các khách hàng mục tiêu; Thứ hai, giữ những khách hàng đang có để chuẩn bị cho việc tung ra sản phẩm mới chẳng hạn như là 3G. Tôi cho rằng các chương trình khuyến mại này nằm trong chiến lược kinh doanh của các công ty. Vì thế cũng khó đánh giá việc họ có bỏ thuê bao trả sau hay không. Biết đâu đấy, có thể là các công ty sử dụng hình thức khuyến mại này để khuyến khích phát triển thuê bao trả trước. Khi những người dùng thuê bao trả sau thấy thiệt thòi thì họ có thể đổi sang thuê bao trả trước.
TS Nguyễn Minh Phong, Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Hà Nội
Theo Giadinh.net

Trói thuê bao trả trước không chặt, đại lý kiếm bạc tỷ


Chỉ cần một thẻ sim đa năng, đại lý có thể tự khai báo thông tin cá nhân cho khách hàng và dễ dàng bỏ túi cả tỷ đồng tiền hoa hồng.

Kết quả kiểm tra của Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông công bố mới đây cho thấy, tại 3 mạng di động là VinaPhone, MobiFone và Viettel, khoảng 50% số thuê bao trả trước đã đăng ký thông tin "ma", người sử dụng di động không phải là chủ thuê bao thật.
Cơ quan này cho rằng vấn đề nan giải nhất vẫn là các đại lý sử dụng ngay thông tin cá nhân của mình hoặc của người khác để tiến hành đăng ký cho hàng loạt SIM trả trước rồi bán ra thị trường. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là đại lý muốn lợi dụng chính sách hoa hồng của nhà mạng để bán sim kiếm lời. Với mỗi sim kích hoạt mới, đại lý lại được hưởng 12.000-16.000 đồng từ doanh nghiệp viễn thông.
Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông đã phát hiện một lượng lớn SIM đã được kích hoạt sẵn rồi bán ra thị trường. Trong đó, Hà Nội là đầu mối kích hoạt SIM lớn nhất rồi phân phối cho các tỉnh. Thậm chí cơ quan này còn thu giữ được cả thiết bị kích hoạt SIM hàng loạt tại nhiều điểm bán hàng tại một số khu vực phía Nam.
Chưa một mạng di động nào đưa ra con số cụ thể về số tiền hoa hồng dành cho các cửa hàng đại lý song các doanh nghiệp đều khẳng định con số là rất lớn. Một chuyên gia viễn thông nhẩm tính nếu 40 triệu thuê bao thuộc diện đăng ký lại bị đại lý lợi dụng để nhận khoản tiền hoa hồng 12.000-16.000 đồng với mỗi sim thì sẽ có khoảng 480-640 tỷ đồng của nhà mạng đã “chảy” vào túi các đại lý.
Lãnh đạo một mạng di động lớn cũng thừa nhận nếu thực hiện việc đăng ký lại cho khoảng 40 triệu thuê bao với chính sách khuyến khích như cũ từ 12.000 đồng đên 16.000 đồng mỗi SIM chắc chắn nhà mạng sẽ phải bỏ ra số tiền vài trăm tỷ đồng.
Như Quỳnh